Xách ba lô lên và đi - Ebook xách ba lô lên và đi
- Tác giả: Huyền Chip
- Nhà xuất bản: Văn học
- Link down ebook: ở cuối bài viết
Số trang: 480 | Hình thức bìa: Bìa mềm | |
Kích thước: 13x21 cm | Ngày xuất bản: 30/9/2012 | |
Trọng lượng: 300 gram | Giá bìa: 99.000VND |
bìa cuốn: Xách balo lên và đi tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc
Giới thiệu nội dung:
Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm - Tiền Phong
“Ta ba lô” không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền - CAND
Điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt. - Yahoo! News
Bạn ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng. - Thanh Niên
Đã có rất nhiều nhưng cũng sẵn sàng nghĩ rằng mình chưa có gì. Đó dường như là điều đặc biệt nhất ở cô bạn 9x Huyền Chip. - Radio Australia
---------------------------------------------------------------
Báo chí giới thiệu:
Cuộc đối thoại kỳ này khá đặc biệt, bởi bạn ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng. Người mà chúng ta đang nói đến là Huyền Chip (tên đầy đủ: Nguyễn Thị Khánh Huyền, sinh 1990) – từ tháng 5/2010, bạn ấy từng chu du khoảng 15 nước trong 2 năm với số tiền ban đầu là700 USD; sau chuyến đi, lại dành khoảng 2 năm để hoàn tất cuốn sách (có têntạm thời là: Nhật ký hành trình: Xách ba lô lên và đi), với ước muốn chia sẻ kinh nghiệm “giang hồ” quốc tế và khích lệ các bạn trẻ Việt Nam hãy mạnh dạn lênđường, nếu thích. Nay, trước khi quyển sách này được xuất bản, Huyền Chip dành cho tạp chí Thanh Niên cuộc trò chuyện thân mật.
Câu danh ngôn mà Huyền Chip thích: “Mỗi ngày là một hành trình, mà hành trìnhchính là nhà” của thi hào - thiền sư Matsuo Bashō (1644 –1694), viết trong cuốn nhật ký du hành kinh điển Oku no Hosomichi (Đường lên lối Oku), năm 1689.
Hành trình trên đất
*Về chuyến đi xuyên quốc gia của bạn chúng tôi có theo dõi, nói thật, khá khâm phục, vì đây không phải là thói quen của giới trẻ Việt. Bây giờ nhìn lại, nghĩa là đã đứng ngoài cảm xúc tức thời lúc đó, bạn hãy cho chúng tôi biết có một biến cố hay động lực nào đó đã kích thích bạn lên đường?
- Em cảm ơn anh nhiều. Nói là kích thích tức thì để muốn đi cũng không đúng. Nógiống một đam mê, một khát khao, một ước mơ nhiều hơn anh ạ. Nó cháy trong emtừ lâu rồi, chứ không phải chỉ một biến cố một sớm một chiều mà đẩy mình đi được. Em đi, đơn giản vì nó là ước mơ của em. Em đi, đơn giản vì em không muốn sau này mình hối tiếc. Nói như văn hào Mark Twain (1835–1910): “20 năm về sau bạn sẽ hối tiếc những điều mình không làm hơn là những điều bạn đã làm”.
* Nguyên quán và xuất thân, cũng như việc bạn chọn không thi vào đại học (không mất 4-5 năm ở trường) có giúp bạn đủ thong dong hay tự tin để đi hay không?
- Về một khía cạnh nào đó, việc không vào đại học ngay cho em cái cớ để bỏ ra mấy năm đi. Bố mẹ em cũng sốt ruột khi thấy em đi suốt, nhưng em toàn vin vào cớ rằng: “Con còn trẻ, bố mẹ cứ coi như là cho con đi học mấy năm đi”. Thỉnh thoảng em ngồi nghĩ nếu như học đại học xong rồi, em có còn dám đi không. Học đại học xong, em sẽ bị sức ép từ gia đình bắt ổn định công việc, lấy chồng… Em nghĩ đi nghĩ lại, rồi quyết định vẫn là có. Em không nghĩ mình là đứa dễ vì hoàn cảnh mà quên đi ước mơ của mình.
* Người bình thường phù hợp với những việc thông thường, bạn đã làm một việc chưa đến mức phi thường, nhưng cũng đủ cho người ta thấy bạn có nhiều điểmđặc biệt. Bạn có nghĩ mình đặc biệt đến mức mà các bạn trẻ 9X khác khó bắt chước được?
- Câu hỏi không phải là bắt chước được hay không, mà là bắt chước để làm gì? Quan niệm của em là mỗi người đều có những khả năng khác nhau, phù hợp với những con đường và hoàn cảnh khác nhau. Nhưng không hiểu vì một lý do nào đó, nhiều người lại thích được giống người khác. Có lẽ họ tìm thấy sự an toàn trong số đông? Hay họ sợ sẽ bị cười chê vì sự khác biệt của mình? Em nghĩ, cái đặc biệt duy nhất của em là em dám khác biệt thôi anh ạ.
* Bằng kinh nghiệm đã trải qua, bạn nghĩ trở ngại về vật chất và sự e ngại về tâm lý, cái nào nặng nề hơn trước mỗi chuyến đi mang tính phiêu lưu?
- So sánh hai cái này hơi khó anh ạ. Đôi khi, e ngại về tâm lý nặng nề hơn, vì đói, lạnh mình có thể vượt qua để tập trung vào cái mình làm được, chứ còn đau buồn trongtâm thì có no ấm cũng chẳng thiết làm gì. Nhưng đôi khi, trở ngại về vật chất lại nặngnề hơn vì tâm lý có thể được thay đổi bằng nội lực, vật chất lại phải đợi ngoại lực mới thay đổi được.
* Nói như bạn, thì khi ai đó đang tự vấn xem mình có nên làm một việc bất thườngnào đó hay không, họ nên tự trấn an mình bằng những điều gì để đủ động lực?
- Nếu là em, em sẽ hỏi xem đó có phải điều mình thực sự muốn hay không. Nếu chỉ làm để chứng tỏ rằng mình là khác thường thì không nên.
* Vậy phải chăng điều Huyền Chip làm được thì các bạn khác cũng làm được?
- Ha ha ha…, không hẳn đâu anh ạ. Em có thể đứng được bằng một đầu ngón chân cái. Trong số bạn bè em, có mỗi mình em là làm được như thế. Như em đã nói ở trên rồi đó, mỗi người có những khả năng riêng, phù hợp với những con đường khác nhau.Em biết rất nhiều người làm được nhiều cái mà em không thể nào làm được. Cái duynhất mà em mong tất cả mọi người, trong đó có bản thân em nữa, cùng làm được, đó là dám sống với chính mình: với con người thực sự của mình, với mơ ước thực sự củamình.
Hành trình trên giấy
* Trong cuốn sách đã tương đối hoàn tất của bạn, kinh nghiệm phiêu lưu thực tếchiếm bao nhiêu phần trăm vấn đề mà bạn muốn đề cập? Bạn nghĩ những chủ đề chính hay các chìa khóa mà nó muốn hướng đến là gì?
- Đây là cuốn nhật ký hành trình nên kinh nghiệm phiêu lưu sẽ là 100% anh ạ. Nhưng kinh nghiệm phiêu lưu không chỉ là về chuyện đi hay ngồi một chỗ. Cuốn sách còn là chia sẻ của em về những gì em học được trên suốt cuộc hành trình của mình. Em hy vọng nó sẽ được nhìn nhận như một cuốn sách về chủ đề theo đuổi ước mơ: dù đó làđi hay là bất cứ việc gì. Nhưng cuốn sách đó đúng chủ đề được bao nhiêu phần trăm,hay là chìa khóa của cái gì đó không thì phải là độc giả nhận xét rồi. Bây giờ ngồi nghĩ nhiều về mấy cái đao to búa lớn, khi sách ra mắt, nó lại chẳng ra gì… thì cũng ngại. Em xác định: viết cho bản thân mình là chính. Viết để sau này có cái mà khoe với con cháu rằng mình đã từng có một tuổi trẻ bôn ba như thế.
* Bạn có quan trọng về thể loại và cấu trúc, văn phong của nó hay không? Hay hỏi khác đi, viết văn hay viết sách với bạn có khó không? Tại sao?
- Viết thì không khó, nhưng để viết hay và độc đáo thì khó anh ạ. Em không phải dânvăn, không rành về cấu trúc văn phong, em chỉ viết những gì em có cảm hứng để viết. Em không viết được hoa mỹ như người ta, chỉ chân chất có gì kể nấy thôi anh ạ. Bạn em đọc xong bảo là cứ như nghe em kể chuyện ý.
* Hình như bạn mất cả hai năm cho cuốn sách này, vậy so hành trình trên trang viết với hành trình trên đất, với bạn cái nào khó hơn? Tại sao? - Xách ba lô lên và đi
- Đúng là em ấp ủ dự định cho cuốn sách cũng khá lâu rồi, nhưng chỉ thời gian gầnđây mới có thể thực sự dành thời gian hoàn thiện nó được. Hành trình trên giấy khó hơn nhiều lắm, vì em còn non tay mà. Đi thì em đi mãi cũng quen rồi, còn viết sáchthì giờ mới là quyển đầu tiên.
*Khi trên đất, bạn nói hành động đi đã là mục đích, còn khi viết sách, bạn có mục đích cho nó hay không?
- Hành động viết sách đã là mục đích rồi anh ạ. Trong danh sách 100 điều em phải làm trước khi chết, viết một cuốn sách đứng trong top 10. Thường thì em làm một việc vì em thích làm việc đó, chứ không phải vì nó sẽ mang lại cho em cái này cái kia. Như người ta hay nói: “Hạnh phúc là quãng đường đi, chứ không phải là đích đến”.
* Bạn nghĩ giới trẻ Việt sẽ tìm được những điều gì trực tiếp thông qua quyển xách ba lô lên và đi? Còn những gì là tác động gián tiếp?
- Trực tiếp, mọi người sẽ tìm thấy những câu chuyện về những chuyến đi; lãng mạn,phiêu lưu và vấp váp… đều có. Gián tiếp, mọi người sẽ tìm thấy một con bé khùng nỗ lực hết sức để theo đuổi ước mơ của mình, dù ước mơ đó có điên rồ đến mấy.
Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 1 Châu Á là nhà, đừng khóc
Hành trình trong tim
* Sau gần 4 năm (tương đương quãng thời gian học đại học), khi bạn đã bước qua hai hành trình mặt đất và trang viết, với bản thân mình, bạn nghĩ điều gì là thay đổi lớn nhất?
- Thay đổi trong con người em đều không định lượng nên em không thể biết được cái gì là lớn nhất được. Em chỉ biết là mỗi ngày một ít, mỗi thứ một tí, hòa quyện vào nhau khiến cho em chín chắn và thực tế hơn rất nhiều.
* Khi còn trẻ, chúng ta hay nhìn đời hoặc thiên về cảm xúc (con tim), hoặc thiên về lý trí (cái đầu), đến một lúc nào đó thì cả hai hòa quyện lại. Bạn có nghĩ vậy không?
- Em chưa bao giờ phân tách hai cái đó ra. Cảm xúc hay lý trí thì nó cũng chỉ là bản thân em mà thôi.
* Tất cả những thách thức và phiêu lưu vừa qua có làm thay đổi niềm tin của bạn vào cuộc đời?
- Em tin hơn vào lòng tốt con người. Em nhận ra rằng, trên thế giới vẫn còn nhiều người tốt lắm.
* Nghĩa là trái tim nhiệt huyết của bạn bây giờ với 4 năm về trước, vẫn y như cũ?
- Con tim em vẫn vậy.
Link download ebook xách ba lô lên và đi tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc
Tác giả: Huyền Chip
Kenhtuyensinh (theo Solo)