Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCDIEM CHUAN DAI HOC

Tin liên quan:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đồng ý cho các trường năng khiếu thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được phép tổ chức thi tuyển sinh riêng ngay trong mùa thi đại học, cao đẳng năm 2012.

 

Điều này dựa trên đề xuất của các trường tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng mới được Bộ tổ chức gần đây.
Tuy nhiên, phương thức thi như thế nào vẫn là vấn đề đang cân nhắc.

cac truong ang khieu, van hoa nghe thuat khong duoc uu tien,bo thi mon van,khong thi van,bo mon van,truong van hoa nghe thuat,truong nghe thuat,truogn my thuat, tuyen sinh 2012, thong tin tuyen sinh 2012

Minh họa: Theo đề nghị của các trường khối Nghệ thuật môn văn là không cần thiết

Không cần thiết thi văn?

Ý kiến đề xuất của các trường khối năng khiếu là Bộ nên bỏ việc trường phải thi môn văn theo đề khối C.
Theo ông Trần Thanh Hiệp, Hiệu trưởng Đại học Sân khấu, Điện ảnh Hà Nội, quy trình tuyển sinh của trường không hoàn toàn giống trường khác. Ba môn thi không chỉ gói gọn trong 1,5 ngày mà kéo dài hàng tuần với hai vòng sơ tuyển và chung tuyển.

 

Thi ngành quay phim, để có điểm thi vấn đáp môn phân tích ảnh, thí sinh phải dành một ngày đi xe cùng giám thị ra ngoại thành chụp ảnh. Buổi tối, trường in tráng cuộn phim. Ngày hôm sau thí sinh đến, chọn ra từ 10 đến 12 ảnh trong cuốn phim đó và trả lời ban giám khảo ý tưởng chụp, tại sao chọn góc đó, ánh sáng đó… Một môn, một đầu điểm đã mất hai ngày.

 

Hoặc với các chuyên ngành đạo diễn, lý luận phê bình đều phi thi môn phân tích phim. Để làm bài thi môn này, trước hết, trường chiếu một bộ phim dài, cho thí sinh xem đi xem lại hai lần, mất khoảng 4 tiếng buổi sáng. Chiều, các em làm bài phân tích phim đã xem.

 

“Trong các môn phân tích thì đã có văn. Chúng tôi muốn thi văn theo cách riêng, phù hợp với đặc thù của trường chứ không chỉ thi văn đơn thuần theo đề khối C của Bộ, nhất là khi kỳ thi vào trường kéo dài, riêng các môn năng khiếu đã khiến học sinh rất mệt mỏi,” ông Hiệp chia sẻ.

 

Cũng theo ông Hiệp, vai trò của điểm môn văn khi thi tuyển sinh vào trường không quá quan trọng, chỉ là môn điều kiện, không bị điểm liệt. Quyết định đỗ hay trượt là ở các môn thi năng khiếu vì trường không đào tạo nhà văn hay người nghiên cứu văn học mà cần những thí sinh phải hát được, múa được, diễn được.

 

Hơn nữa, việc thi chung đề với khối C khiến rất nhiều thí sinh buộc phải lựa chọn thi các trường năng khiếu hoặc thi khối C ở trường thường. Kết quả là rất nhiều em có năng lực nhưng chọn trường thường vì với khối C, thí sinh có nhiều cơ hội đỗ ở nguyện vọng 1, 2, 3 trong khi thi trường năng khiếu chỉ có một cơ hội. Vì thế, việc tuyển sinh của trường vốn đã khó khăn do đòi hỏi cao lại càng khó khăn hơn. Chẳng hạn ngành biên đạo múa, thi cả tháng, nhưng tuyển được 6 em đã là may mắn.

 

Theo đó, ông Hiệp đề xuất hai phương án: hoặc để các trường tự ra đề phù hợp với yêu cầu của trường mình, hoặc mạnh dạn hơn, Bộ nên bỏ thi văn cho các trường đặc thù.

 

Đây cũng là kiến nghị của ông Vũ Chí Nguyện, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

 

Ông Nguyện cho biết, giống như Đại học Sân khấu Điện ảnh, môn văn với trường cũng chỉ là môn điều kiện, miễn sao thí sinh không bị điểm liệt.
Khẳng định môn văn vẫn là môn quan trọng với các ngành văn hóa nghệ thuật vì người làm nghệ thuật phải nhạy cảm, nhưng ông Nguyện cho rằng, các em đã tốt nghiệp trung học phổ thông mới được thi đại học. Tấm bằng tốt nghiệp đó đã là chứng chỉ cho kiến thức tối thiểu của các em về môn văn nên việc tổ chức một kỳ thi chỉ để xác nhận các em không bị điểm liệt là lãng phí.

 

“Chúng tôi không coi thường môn văn, nhưng phải giảm tải kỳ thi theo hướng gọn nhẹ, mạnh dạn cắt bỏ những gì không cần thiết. Còn việc trình độ môn văn của các em sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông có đạt mức điều kiện hay không là kết quả của cả hệ thống, cả quá trình đào tạo từ bậc tiểu học lên trung học,” ông Nguyện nói.

Đặc cách hệ trung cấp

Không chỉ kiến nghị được tổ chức thi riêng, lãnh đạo các trường khối năng khiếu cũng đang đề nghị Bộ xem xét để được đặc cách trong việc đào tạo hệ trung cấp.

 

Theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học sẽ không được đào tạo hệ trung cấp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quy định này không thể áp dụng cứng với tất cả các ngành học.

 

Theo bà Văn Thị Minh Hương, Giám đốc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, một thí sinh thi được vào hệ đại học của Nhạc viện không đơn giản mà phải có cả quá trình đào tạo. Trước đây, trường đào tạo hệ trung cấp là 11 năm, hiện nay rút lại còn 9 năm. Nếu xóa hệ trung cấp thì trường không biết lấy nguồn đâu để tuyển trong khi lại không thể áp dụng cách tuyển như các trường bình thường khác.

 

Cùng ý kiến này, ông Vũ Chí Nguyện cho biết, với đại đa số các trường, thi đại học chỉ cần tốt nghiệp trung học phổ thông. Sau khi vào đại học, thí sinh mới được đào tạo về chuyên môn. Nhưng để thi vào Học viện Âm nhạc, chỉ có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông chưa đủ vì không thể bắt đầu đào tạo chuyên môn khi đã gần 20 tuổi.

 

Hiện tại Nhạc viện, số học sinh hệ trung cấp có khoảng 900 em, được đào tạo từ khi còn rất nhỏ và lớp học theo kiểu kèm một thầy, một trò. Tuy nhiên, chỉ một bộ phận trong số các em này có khả năng theo học đến bậc đại học. Số sinh viên của trường khoảng 400 em, chưa bằng một nửa hệ trung cấp.

 

Thừa nhận thí sinh ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có lợi hơn vì các em có điều kiện học từ nhỏ, các em ở khu vực nông thôn, miền núi chịu nhiều thiệt thòi hơn, nhưng ông Nguyện cho rằng, chúng ta buộc phải chấp nhận điều đó vì âm nhạc phải là cả quá trình.

 

Nhìn ở góc độ khác, ông Trần Thanh Hiệp, chia sẻ, với những ngành nghề khác, 22, 23 tuổi là trẻ, nhưng với giới nghệ sĩ lại không trẻ. Nếu học hệ trung cấp, các em có thể ra trường sớm, va chạm sớm với nghề và trưởng thành hơn nhờ thực tế. Kết hợp vừa đi làm, vừa học đại học sẽ tốt hơn là việc học xong đại học, 22 tuổi, mới bắt đầu cọ xát với nghề.

 

Trước kiến nghị của các trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ sẽ xem xét và sẽ có ngoại lệ cho khối ngành đặc thù. Các trường vẫn đang nóng lòng  chờ quyết định chính thức cuối cùng từ Bộ.

 

Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

 

Những chủ đề đang được quan tâm:

DIEM THIDIEM THI DAI HOC 2012DIEM THI DAI HOCXEM DIEM THI

DIEM CHUANDIEM CHUAN DAI HOCDIEM CHUAN DAI HOC 2012

TUYEN SINHTUYỂN SINHCHI TIEU TUYEN SINH 2012

Kênh Tuyển Sinh

(Theo: vietnamplus)