Sự kiện HOT: TUYEN SINH 2012TUYỂN SINH 2012THÔNG TIN TUYỂN SINH 2012

Xem ngay: Điểm chuẩnđiểm chuẩn đại họcĐiểm thiđiểm thi đại học

Tin liên quan:

 

Một lộ trình mới với nhiều dự kiến thay đổi được công bố tại Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ mới đây. Tuy nhiên, lộ trình này lại không thu hút được sự quan tâm của nhiều hiệu trưởng. Có lẽ, đơn giản vì… còn lâu mới hết thi “3 chung”.

Lộ trình dài hơi

Trước đây, Bộ GDĐT cũng đã từng đưa ra những dự kiến về thời điểm thay đổi phương án đổi mới tuyển sinh 2012. Tuy nhiên, trước sự thấp thỏm của thí sinh và phụ huynh, các thời điểm này lần lượt bị tạm hoãn. Lần này, Bộ GDĐT tiếp tục đưa ra một dự kiến lộ trình mới với các giai đoạn khá cụ thể.

chi tieu tuyen sinh, du kien thay doi, nhung thay doi tuyen sinh, tuyen sinh khoi a1, thong tin tuyen sin, tuyen sinh 2012, lo trinh thay doi, ma nganh moi

Minh hoạ: liệu những thay đổi "Dự Kiến" có giảm bớt áp lực cho thí sinh và phụ huynh.

 

Dự kiến lộ trình đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy đến năm 2020 như sau:

Từ nay đến năm 2015, tiếp tục giữ ổn định công tác tuyển sinh theo giải pháp 3 chung. Đồng thời, bộ giao các trường đại học trọng điểm, các trường năng khiếu nghệ thuật, các trường có kinh nghiệm quản lý, đủ điều kiện... xây dựng phương án tuyển sinh, trình bộ xem xét phê duyệt. Từ năm 2016 – 2019, chỉ tổ chức thi tuyển sinh một đợt, nhiều môn, trong đó có 2 môn công cụ bắt buộc (toán, ngữ văn) và các môn thi tự chọn; các trường quy định tổ hợp các môn thi để xét tuyển cho từng ngành đào tạo (không thi theo khối).Từ nay đến năm 2015 vẫn thi tuyển sinh theo hình thức.

 

Từ năm 2020 trở đi, khi Luật Giáo dục đại học đã đi vào cuộc sống, việc thi tuyển sinh chỉ còn diễn ra ở các trường đại học tốp đầu, các trường đại học theo định hướng nghiên cứu. Tất cả các trường còn lại sẽ xét tuyển dựa trên kết quả phổ thông.

Cần phù hợp và đồng bộ

Mặc dù đã có lộ trình, nhưng theo ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Giám đốc ĐH Huế thì “tôi ủng hộ “3 chung” và điểm sàn. Đến giờ chúng tôi chưa tìm được phương án nào tốt hơn dù chúng tôi là đại học vùng, đại học trọng điểm. Các trường được trao quyền trong xét tuyển là tốt rồi”.
Ông Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng đổi mới tuyển sinh liên quan tới vài triệu lượt thí sinh và phụ huynh, liên quan tới các chuyển động của xã hội. Vấn đề đặt ra là bộ không chỉ đưa ra lộ trình mà phải tiến hành đồng bộ từ nhiều cấp độ có liên quan, từ bậc THPT tới đại học, từ kỳ thi tốt nghiệp tới kỳ thi tuyển sinh... Cục Khảo thí cần có đề án thật tổng thể, tránh đưa ra dự kiến rồi lại không làm được gây hoang mang dư luận.

 

Ông Nghĩa cũng nhận xét những gì bộ đưa ra liên quan tới thay đổi phương án tuyển sinh chưa đưa ra được sự tiệm cận giữa 2 phương án cũ và mới, chưa nêu lên được tính chính xác của kỳ thi tốt nghiệp THPT, chưa làm rõ được việc thi chung một đợt đỡ căng thẳng hơn hay thi nhiều đợt đỡ áp lực hơn... Cần phải có nghiên cứu khoa học, khách quan dựa trên kết quả thi của những năm trước. Phải làm thế nào để kỳ thi tuyển sinh ĐH nhẹ nhàng hơn chứ không phải là sự kiện xã hội như bây giờ.


Cũng với quan điểm này, nhìn ở góc độ là “nguồn cung” đầu vào của các kỳ tuyển sinh CĐ, ĐH, Phó GĐ Sở GDĐT TPHCM – thầy Nguyễn Hoài Chương đưa ra quan điểm: “Thời gian còn khá dài khi đề cập đến dự kiến này. Và trên thực tế, nếu thực hiện những quy định này bộ cần đưa ra những văn bản hướng dẫn cụ thể thì các trường (cụ thể hơn là đội ngũ giáo viên) mới có thể có những ứng phó thích hợp, hiệu quả trong công tác giảng dạy chuyên môn. Tuy nhiên, theo tôi nhìn nhận về việc học của HS phổ thông hiện nay đang trong tình trạng “học gì thi đó và thi gì học đó”.

 

Với tư duy này thì khi thay đổi các môn thi, việc dạy và học ở khối phổ thông cũng sẽ thích ứng theo “quy luật” đó. Ngoài ra, trong dự kiến có đề cập đến hướng sẽ giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ, theo tôi sẽ là nét mới tích cực, là xu hướng tất yếu và sẽ được nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên, từ dự kiến đến thực tế vẫn là một con đường dài theo đó cần một lộ trình thích hợp và triển khai đồng bộ vào những thời điểm thích hợp mới có thể phát huy tác dụng”.

 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Lộ trình dự kiến sau năm 2015 được đưa ra là để… lấy ý kiến. Bộ GDĐT sẽ đặt vấn đề đổi mới thi tuyển sinh đồng bộ với việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, không tách tuyển sinh ra thành nội dung riêng.

ĐIỂM CHUẨNĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌCĐIỂM THIĐIỂM THI ĐẠI HỌC

TUYỂN SINH ĐHTUYEN SINH -THONG TIN TUYEN SINH

Kênh Tuyển Sinh