Sự kiện HOT: TUYEN SINH 2012TUYỂN SINH 2012THÔNG TIN TUYỂN SINH 2012

Xem ngay: Điểm chuẩnđiểm chuẩn đại họcĐiểm thiđiểm thi đại học

Tin liên quan:

 

Bổ sung khối thi A1, sẽ in quyển Những điều cần biết về tuyển sinh, tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia, thêm cụm thi Hải Phòng... là những điểm mới trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.

Thay doi tuyen sinh, chi tieu tuyen sinh, thong tin tuyen sinh 2012, quyet dinh cua bo, bo gddt, chi tieu 2012, tuyen sinh 2012, cuon nhung dieu can biet, cam nang tuyen sinh

Minh họa: những thay đổi trong tuyển sinh 2012

 

Hôm qua (14-2), Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ để quyết phương án tuyển sinh chính thức cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012. Tuy nhiên, việc cho phép các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nhiều lãnh đạo trường cho rằng cần phải có thêm một số tiêu chí ràng buộc.

Trường tự chịu trách nhiệm xét tuyển

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012 vẫn tổ chức thi theo các khối thi truyền thống A, B, C, D, các khối năng khiếu và bổ sung thêm khối A1 (toán, vật lý, tiếng Anh). Để bảo đảm sự ổn định, không ảnh hưởng đến việc học tập, định hướng ôn tập của học sinh trong ba năm học THPT (theo ban và theo khối), Bộ yêu cầu các trường vẫn tuyển sinh theo các khối thi của từng ngành đào tạo như những năm trước và có thể bổ sung khối A1 nếu thấy cần thiết, phù hợp đối với từng ngành đào tạo.

 

Bổ sung thêm cụm thi Hải Phòng do Trường ĐH Hàng hải làm trưởng cụm thi, tổ chức thi cho thí sinh có hộ khẩu thường trú tại TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, có nguyện vọng học tại Trường ĐH Hàng hải và các trường ĐH đóng trên địa bàn Hà Nội. Cho phép thí sinh bốn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị dự thi tại cụm Vinh đăng ký học các trường ĐH đóng tại TP.HCM (các năm trước cụm này chỉ đón thí sinh các tỉnh thi vào ĐH Vinh và các trường ĐH tại Hà Nội).

 

Tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia đạt giải nhất, nhì, ba vào ĐH và giải khuyến khích vào CĐ các ngành đúng hoặc ngành gần theo môn học sinh đạt giải. Học sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng hoặc không đăng ký vào học đúng nhóm ngành theo môn đạt giải, nếu dự thi ĐH, CĐ thì được ưu tiên theo hai hướng: Dự thi đủ số môn quy định, kết quả thi đạt điểm sàn ĐH trở lên, không có môn nào bị điểm 0, thì các trường tuyển thẳng vào ĐH; dự thi đủ số môn quy định, kết quả thi từ điểm sàn CĐ đến dưới điểm sàn ĐH, không có môn nào bị điểm 0, thì các trường tuyển thẳng vào CĐ.

 

Xét tuyển đợt sau điểm trúng tuyển có thể thấp hơn đợt trước. Căn cứ điểm sàn (không nhân hệ số), chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển. Điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn. Không quy định số đợt, số nguyện vọng, thời gian mỗi đợt xét tuyển; không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước… Sau khi xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học đối với thí sinh đăng ký dự thi vào trường, nếu còn chỉ tiêu, các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác điều kiện xét tuyển: thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển mỗi đợt; thời gian công bố điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển; chỉ tiêu cần tuyển; ngành và khối xét tuyển; mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; nguồn tuyển…

 

TS Nguyễn Đức Nghĩa nhận định: “Bộ cho phép xét tuyển đợt sau điểm trúng tuyển có thể thấp hơn đợt trước. Đây là điều mà những năm trước nếu trường nào làm sẽ vi phạm quy chế tuyển sinh nhưng năm nay được làm. Tình hình tuyển sinh năm 2012 đã thay đổi”.

Cân nhắc đổi lịch thi

Theo dự kiến của Bộ GD&ĐT, kỳ thi tuyển sinh năm 2012 sẽ tổ chức ba đợt vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật của ba tuần đầu tháng 7. Theo đó, đợt I ngày 7 và 8-7 thi ĐH khối A, A1 và V; đợt II ngày 14 và 15-7 thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu; đợt III ngày 21 và 22-7 thi CĐ tất cả các khối nhằm tránh tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc kéo dài thời gian thi sẽ gây căng thẳng cho công tác tổ chức, đặc biệt là những người làm đề thi. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận tiếp thu ý kiến, cho biết sẽ cân nhắc lại và có quyết định sau.

 

Về cuốn Những điều cần biết…, Bộ dự kiến sẽ không phát hành nữa. Tuy nhiên, ý kiến một số trường cho rằng phụ huynh mong muốn Bộ phát hành cuốn này để giúp thí sinh tiếp cận đầy đủ thông tin. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận gút: “Bộ khuyến khích các đơn vị xuất bản in cuốn này. Đồng thời, Bộ sẽ giao Nhà xuất bản Giáo Dục in theo yêu cầu xã hội nhưng tất cả số liệu không có nhãn hiệu Bộ GD&ĐT, các trường tự cân nhắc, xem xét, tự chịu trách nhiệm”.

Chỉ tiêu vượt quá mức

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga thừa nhận: “Kỳ thi năm 2011 mất cân đối về cơ cấu ngành tuyển sinh và đào tạo. Theo thống kê của 416 trường năm 2011, có 248 trường tuyển một trong bốn ngành: kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính-ngân hàng, kế toán, chiếm tỉ lệ 59,6%. Như vậy, chỉ còn 76 trường ĐH và 92 trường CĐ thuộc khối y dược, năng khiếu-nghệ thuật và một số trường sư phạm không tuyển sinh các ngành trên. Thêm vào đó, chỉ tiêu tuyển sinh không hợp lý giữa các ngành đào tạo, bình quân trong ba năm (2009-2011) số thí sinh đăng ký vào bốn ngành này chiếm xấp xỉ 41% so với tổng số hồ sơ đăng ký dự thi”.

 

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, đặt vấn đề: “Năm 2011 có 20 trường (bảy ĐH, 13 CĐ) bị xử lý vi phạm chỉ tiêu. Khi đăng ký chỉ tiêu 2012 có 55/176 trường ĐH và 39/212 trường CĐ đăng ký chỉ tiêu vượt quá năng lực thực tế của trường. Như vậy, nếu hậu kiểm thì số trường bị xử phạt hành chính sẽ tăng lên. Liệu những biện pháp này có đủ răn đe, ngăn cản các trường chấp nhận vi phạm hành chính để tuyển sinh, được ngành tuyển, có kinh phí hoạt động…?”.

 

PGS-TS Nguyễn Văn Lê, Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Trung ương, đề xuất: “Trong giao chỉ tiêu tuyển sinh, có một tiêu chí cực kỳ quan trọng mà Bộ cần quan tâm là xem tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng nghề không. Đây là tiêu chí hàng đầu để đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu xã hội”.