Thăng chức là một trong những tin vui nhất trong quá trình làm việc. Vậy thì từ chối thăng chức là một quyết định ngu ngốc hay sao? Hãy theo chân Kênh tuyển sinh để tìm hiểu nhé!

Người thành công và kẻ thất bại khác nhau điều gì?

Người thành công và kẻ thất bại khác nhau điều gì?

Có lẽ bạn đã biết, thành công và thất bại chỉ cách nhau một đường ranh giới nhưng lại là cả một vùng trời khác biệt. Vậy người thành công và kẻ thất bại khác...

1. Đã sẵn sàng nhận trách nhiệm mới hay chưa?

Một sự thật hiển nhiên rằng khi chức vụ tăng thì trách nhiệm sẽ tăng theo. Bạn không chỉ dừng lại ở việc làm những công việc đã giao phó mà còn phải đi công tác nhiều hơn, lên kế hoạch cho phòng ban, quản lý nhiều người hơn và phải ra nhiều quyết định để đưa công ty, doanh nghiệp phát triển! Thậm chí, nếu nhân viên mắc sai lầm nghiêm trọng thì bạn cũng phải chịu một nửa trách nhiệm cho hành động của nhân viên đó và phải đối mặt với sự cạnh tranh của các phòng ban khác.

Hãy cân nhắc về điều này và xem xét liệu bản thân có thể chịu nhiều căng thẳng, sắn sàng nhận trách nhiệm mới này hay chưa nhé!

Từ chối thăng chức là một lựa chọn khôn ngoan hay ngốc nghếch? - Ảnh 1

Từ chối thăng chức là một lựa chọn khôn ngoan hay ngốc nghếch?

2. Vị trí mới này có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn hay không?

Như đã đề cập ở trên, khi bạn thăng chức thì trách nhiệm, công việc của bạn sẽ tăng theo tỷ lệ thuận. Bởi vậy nên nếu áp lực công việc của bạn tăng lên nhiều, khiến bạn bị stress nặng và phải đánh đổi sức khỏe, niềm vui và thời gian bên gia đình vượt quá sức sức chịu đựng thì bạn cần phải cân nhắc lại. 

Thăng chức đồng nghĩa với áp lực tăng lên và lương thưởng cũng tăng lên. Nếu như bạn làm nhiều nhưng không có thời gian hưởng thụ thì thật sự nên xem xét lại vị trí mới. Hãy suy nghĩ kĩ đáp án, đánh giá năng lực bản thân và cẩn thận cũng như thật lòng khi phản hồi với sếp nhé. 

3. Năng lực và tâm lý đã vững vàng hay chưa?

Có lẽ bạn sẽ cảm thấy không hợp lý khi tôi để phần này ở cuối. Thực ra thì với các lý do đã nêu trên thì chỉ cần bạn có hùng tâm tráng chí thì chắc chắn bạn sẽ dàn xếp ổn thỏa được tầm ảnh hưởng của công việc với trách nhiệm mới ấy. Dẫu vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu như năng lưc và tâm lý của bạn chưa đủ "trình" để thăng chức. Xét về năng lực, bạn đã quen thuộc với công việc ở vị trí hiện tại nhưng ở vị trí thăng chức mới thì bạn sẽ làm một công việc hoàn toàn khác và đi ngược lại với tính chất công việc ban đầu kia. Vậy bạn có thể đủ năng lực để xử lý tình huống và giải quyết công việc ổn thỏa chưa? Nếu chưa, bạn cần cân nhắc lại vấn đề thăng chức để phản hồi lại sếp.

Bên cạnh đó, tâm lý một vấn đề khá nhạy cảm trong lựa chọn thăng chức. Tố chất của một nhân viên khác với một nhà lãnh đạo. Khi bạn là một nhân viên, bạn chỉ đối mặt với một người lãnh đạo trực tiếp. Nhưng khi bạn là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ làm việc với vô số nhà lãnh đạo cùng cấp và rất nhiều nhà lãnh đạo trên cấp không chỉ trong nội bộ mà cả đối tác, cổ đông. Liệu bạn đã sẵn sàng về tâm lý để có thể làm công việc này lâu dài hay chưa? Nếu chưa thì hãy bắt đầu luyện tập ngay từ bây giờ và xây dựng cơ sở tâm lý vững vàng và chờ đợi một cơ hội mới, thích hợp hơn về sau nhé.

> Đối phó ra sao khi làm việc trong một văn phòng ồn ào?

> Lý thuyết 4 lò lửa - Bí quyết cân bằng cuộc sống và công việc cho người hiện đại

Theo Long Huỳnh - Kênh tuyển sinh