Chiều 2/3, UBND TP HCM điều chỉnh một số nội dung hướng dẫn kiểm soát F0, F1 trong trường học, theo đề xuất của Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo.

TP.HCM chuẩn bị triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh lớp 1 - 6

TP.HCM chuẩn bị triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh lớp 1 - 6

Ngày 25/2, Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục lập danh sách trẻ em và học sinh đăng ký tiêm vaccine phòng Covid-19, nhiều phụ huynh mong trẻ được tiêm sớm.

Theo đó, học sinh F1 không cần phải ra trung tâm y tế địa phương, bệnh viện để lấy giấy xác nhận. Cha mẹ tự xét nghiệm nhanh cho con vào ngày thứ năm (nếu học sinh đã tiêm đủ hai mũi vaccine), ngày thứ bảy (nếu chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều); thông báo cho giáo viên chủ nhiệm bằng hình ảnh kết quả xét nghiệm qua email, tin nhắn, Zalo.

TP.HCM hướng dẫn kiểm soát F0, F1 trong trường học - Ảnh 1

Học sinh trường Tiểu học Thạnh An (Cần Giờ) trong giờ học trực tiếp

Nếu không có điều kiện xét nghiệm tại nhà, phụ huynh đưa con đến trạm y tế để nhân viên y tế thực hiện. Kết quả được báo về trường tương tự như trên.

Ngoài ra, UBND TP HCM cũng thay đổi quy trình xử lý F1 tại trường. Khi xác định được F0, trạm y tế hoặc cơ sở y tế phối hợp với trường xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR cho học sinh, giáo viên có triệu chứng nghi nhiễm.

Quy định trước đó yêu cầu trạm y tế, nhà trường phải xét nghiệm nhanh cho toàn bộ F1 học sinh, giáo viên của lớp có F0.

Quy trình theo dõi sức khoẻ của học sinh cùng lớp F0 cũng được thay đổi. Thay vì nhà trường phải lập danh sách học sinh mắc bệnh nền để theo dõi sức khoẻ trong 10 ngày, nay chỉ áp dụng cho học sinh thuộc nhóm nguy cơ (béo phì, bệnh mạn tính, bệnh lý bẩm sinh).

Đầu tuần này, phụ huynh ở nhiều trường bức xúc với quy định phải có xác nhận âm tính của trạm y tế, bệnh viện, học sinh F1 mới được đi học trực tiếp trở lại. Việc này khiến nhiều người tốn công sức, thời gian, tiền bạc. Quy định phải xét nghiệm toàn bộ F1 khi phát hiện F0 cũng khiến nhiều trường rơi vào tình trạng khó khăn vì không đủ tiền mua kit test, thiết bị y tế.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I TP HCM cho rằng, việc test nhanh toàn bộ F1 là không cần thiết, có thể tạo áp lực lên đội ngũ y tế địa phương.

Theo ông Khanh, chỉ test nhanh cho F1 nếu học sinh có dấu hiệu bất thường; còn lại, các em chỉ cần ở nhà cách ly 5-7 ngày theo quy định, nếu khỏe mạnh, có thể đi học bình thường.

> TP.HCM: Số F0 là học sinh tăng, các trường tổ chức thi học kỳ 1 thế nào?

TP.HCM: Chuyển sang học trực tuyến khi 50% học sinh trở lên là F0, F1

 

Theo VnExpress