Sư phạm trong những năm gần đây mặc dù đã không còn ngành nghề “hot”, thu hút nhiều thí sinh tham gia đăng kí lựa chọn. Nhưng thực tế cho thấy, sư phạm vẫn là một trong những nghề chiếm vị trí quan trọng thiết yếu trong xã hội.
1. Tại miền Bắc
1.1 Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vẫn luôn đứng ở vị trí là trường ĐHSP đầu ngành, trọng điểm, cái nôi, cái máy cái của ngành sư phạm cả nước.
Nhiều giảng viên của Trường là những chuyên gia đầu ngành có uy tín không chỉ trong nước, mà cả trong khu vực và trên thế giới. Đến nay, trường đã có 70 giảng viên được phong học hàm Giáo sư, hơn 350 Phó Giáo sư, 33 Nhà giáo Nhân dân và 118 Nhà giáo Ưu tú.
Nhà trường có hệ thống phòng học, phòng học đa năng trang bị đầy đủ máy móc; hệ thống phòng thí nghiệm ở một số khoa thực nghiệm được đầu tư máy móc hiện đại đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, cán bộ; thư viện hiện đại, xưởng thực hành, phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, cơ sở thực tập sư phạm, sân vận động, nhà thi đấu đa năng, v.v… phục vụ thiết thực cho hoạt động dạy và học.
Trường cũng có Kí túc xá, Trạm y tế phục vụ cho nhu cầu nhà ở, sinh hoạt và chăm sóc sức khoẻ cho sinh viên.
Cảnh quan môi trường, khuôn viên trong trường luôn được giữ gìn xanh, sạch, đẹp, làm cho ĐHSP Hà Nội trở thành môi trường giáo dục lành mạnh.
Đại học Sư phạm Hà Nội
1.2 Đại Học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội
Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu chất lượng cao, trình độ cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giáo dục, ứng dụng cho đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý và các nhóm nhân lực khác trong lĩnh vực giáo dục. Với triết lý giáo dục của nhà trường là nhân bản và khai phóng, hướng đến mục tiêu giáo dục là đào tạo người học có nhân cách trưởng thành, vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề, người học có nhân cách trưởng thành, vững kiến thức chuyên môn và thạo về kỹ năng trong công việc.
Đến năm 2018, Trường Đại học Giáo dục đã tuyển sinh được gần 5.000 cử nhân, 17 khoá đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục với 1920 học viên cao học; 13 khoá đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phươngpháp giảng dạy bộ môn với hơn 2827 học viên; 4 Khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành.
Đại Học Giáo Dục thực hiện nghiên cứu về lĩnh vực khoa học sư phạm, quản lý giáo dục và các khoa học giáo dục. Tham gia tư vấn cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các địa phương về các vấn đề chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển giáo dục, kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và dịch vụ khoa học – công nghệ.
Đại Học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội
2. Tại miền Trung
2.1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Trường có sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ khoa học và quản lí giáo dục có trình độ đại học, sau đại học theo chuẩn quốc gia và quốc tế; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tư vấn giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục khu vực duyên hải Miền Trung và cả nước.
Từ năm 1976 đến nay, Trường đã đào tạo trên 60.000 cử nhân khoa học sư phạm các hệ, trên 3.000 thạc sĩ; bồi dưỡng thường xuyên hơn 100.000 lượt cho giáo viên THPT các thuộc tính thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Trường là một trong 20 trường đại học đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo tham gia chương trình kiểm định chất lượng giáo dục và được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Mức điểm chuẩn năm 2020 của trường từ: 17,5-19 tuỳ ngành.
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
2.2 Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng (The University of Da Nang – University of Science and Education) là trường thành viên Đại học Đà Nẵng, chuyên đào tạo các chuyên ngành sư phạm và cử nhân khoa học, được xếp vào nhóm các trường Đại học Sư phạm trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh, thành phố miền Trung – Tây Nguyên.
Tuyển sinh Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng theo 4 phương thức:
- Xét tuyển thẳng: thực hiện xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT và theo Đề án tuyển sinh riêng của các trường, trong đó mở rộng đối tượng xét tuyển thẳng
- Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với ĐHĐN tổ chức.
- Xét tuyển dựa trên học bạ THPT: điểm môn học trong tổ hợp xét tuyển là trung bình cộng điểm môn học lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12.
- Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi THPT năm 2021: sử dụng kết quả thi THPT hoặc kết hợp giữa kết quả thi THPT với điểm học bạ THPT để xét tuyển.
Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
3. Tại miền Nam
3.1 Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học sư phạm trọng điểm Quốc gia, đào tạo đại học, sau đại học, tổ chức nghiên cứu về giáo dục và các ngành khoa học khác để phục vụ tốt nhu cầu đào tạo giáo viên chất lượng cao, nhu cầu nghiên cứu đạt trình độ tiên tiến, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành phía Nam và cả nước.
Đến năm 2030, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trường Đại học Sư phạm trọng điểm Quốc gia, có uy tín cao trong toàn quốc, ngang tầm với các cơ sở đào tạo trong khu vực Đông Nam Á; là cơ sở giáo dục đại học ảnh hưởng và góp phần vào sự phát triển của các cơ sở đào tạo giáo viên của khu vực phía Nam cũng như của cả nước; là nơi hội tụ đội ngũ nhà khoa học và các chuyên gia, giảng viên có trình độ, nghiệp vụ cao; đảm bảo các điều kiện đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo đạt chất lượng cao, người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm nghề thực tiễn, thích ứng nhanh, sáng tạo và không ngừng phát triển.
Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM
3.2 Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM có lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển. Sau Hiệp định Genève 1954, trên cơ sở Đại học Văn khoa ở Hà Nội, Trường được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11 năm 1955 với tên gọi là Trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp và là trường thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn. Đến ngày 01-3-1957, Trường chính thức thành lập với tên gọi Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Từ năm 1976 đến năm 1996, Trường trở thành bộ phận các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, Trường đào tạo các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và các khoá đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu xã hội. Các chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu đa dạng của người học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Từ thành quả đào tạo của trường, nhiều cựu sinh viên đã và đang đóng góp không ngừng nghỉ cho sự phát triển của đất nước, nhiều cựu sinh viên đã trở thành những chính trị gia xuất sắc của đất nước với các trọng trách như như Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Uỷ viên Bộ chính trị, bí thư các tỉnh thành phố,…
Khoa Giáo dục, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM được thành lập từ năm 1999 với hai chuyên ngành đào tạo là Tâm lý giáo dục và Quản lý giáo dục. Tính đến nay, đã có 16 khóa sinh viên tốt nghiệp từ khoa Giáo dục. Các cựu sinh viên đã và đang làm việc ở khắp mọi miền đất nước, trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề, trong đó, đa số đã tìm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo.
Đối với chuyên ngành đào tạo Quản lý giáo dục, sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực: Lĩnh vực quản lý giáo dục; Lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu.
Đối với chuyên ngành Tâm lý giáo dục, sau khi ra trường, sinh viên có thể làm các công việc như: Lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu; Lĩnh vực tư vấn, tham vấn tâm lý.
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM
> Ngành kinh tế gồm những chuyên ngành nào?
> Những trường đào tạo ngành Luật tốt tại miền Nam
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp