Nhiều trường Đại học - Cao đẳng đã lên kế hoạch cho sinh viên trở lại học trực tiếp tại trường sau dịp Tết Nguyên Đán. Vậy các trường sẽ làm gì để đảm bảo an toàn chống dịch COVID-19?

Đại học Huế tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 21/2

Đại học Huế tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 21/2

Sáng 13-1, Ban đào tạo và công tác sinh viên Đại học Huế thông báo sinh viên trở lại học trực tiếp tại trường sau Tết Nguyên Đán, cụ thể là 21/2.

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư quy định về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có hiệu lực từ 15.2, thay thế cho thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT từ năm 2000. Theo đó, thông tư mới quy định rõ hơn về việc chăm sóc sức khỏe cho người học. Cụ thể, các trường học phải tổ chức khám sức khỏe cho người học khi mới nhập học và định kỳ ít nhất một năm một lần trong mỗi năm học; thực hiện theo dõi, kiểm tra, phát hiện các yếu tố nguy cơ sức khỏe, bệnh tật để dự phòng và điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị theo quy định.

1. Sinh viên sẽ khám sức khoẻ như thế nào?

Trên thực tế nhiều năm qua, mỗi trường lại có quy định khác nhau về việc khám sức khỏe cho SV. Chẳng hạn trước đây, tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, khi SV nhập học, trường mời bác sĩ đến khám tại chỗ. Tuy nhiên 2 năm trở lại đây trường đã ra quy định tân SV trước khi nhập học sẽ chủ động khám sức khỏe ở các bệnh viện, trung tâm y tế rồi nộp giấy cho trường.

Tiến sĩ Trần Thanh Thưởng, Trưởng phòng Công tác SV Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, lý giải: “Nếu khám tại trường, máy móc thiết bị y tế không có đầy đủ, trong khi đó chỉ trong mấy ngày các bác sĩ phải khám cho hàng ngàn SV nên chất lượng khó đảm bảo. Vì thế, trường để SV chủ động. SV nào chưa khám được ở bệnh viện, lúc đó đăng ký để trường tổ chức khám. Số SV đăng ký chỉ chiếm khoảng 10%”. Theo tiến sĩ Thưởng, những SV đăng ký khám tại trường, khi nhập học phải đóng thêm khoảng 100.000 đồng.

Tiến sĩ Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cũng thông tin lâu nay trường đề nghị SV khóa mới nộp giấy chứng nhận (cấp quận huyện) đủ sức khỏe để học tập theo quy định. Nghĩa là SV sẽ tự khám ở các bệnh viện, trung tâm y tế cấp quận huyện trở lên.

Trong khi đó, Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM trong vài năm trở lại đây không những khám cho SV năm nhất mà còn khám định kỳ cho năm 2, 3, 4. Thạc sĩ Võ Văn Trọng, Trưởng phòng Công tác SV, chia sẻ: “Trường phối hợp với Bệnh viện Lê Văn Việt (trước là Bệnh viện Q.9) mời bác sĩ đến khám tổng quát. Mỗi SV chỉ đóng khoảng 30.000 - 40.000 đồng. Còn các mục xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang... SV nào có nhu cầu thì tự đến bệnh viện khám chứ trường không bắt buộc”.

Sinh viên trở lại học trực tiếp, làm thế nào để đảm bảo an toàn COVID-19? - Ảnh 1

Sinh viên nhiều trường Đại học trở lại học trực tiếp sau dịp Tết Nguyên đán

2. Phối hợp với cơ sở y tế

Tiến sĩ Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho SV hằng năm nói riêng và công tác y tế học đường nói chung là vô cùng hợp lý và cần thiết. “Mỗi SV cần có hồ sơ sức khỏe để được theo dõi trong suốt quá trình học tập, đề phòng có vấn đề gì sẽ kịp thời xử lý. Trước đó, trường cũng để SV tự khám bên ngoài rồi nộp giấy cho trường. Nay theo thông tư mới, trường sẽ phối hợp với Bệnh viện Q.6 để thực hiện đúng quy định”, ông Khiêm nói.

Theo thạc sĩ Võ Văn Trọng, mỗi năm có khoảng vài ngàn lượt SV đau ốm thông thường như bị cảm cúm, tụt Canxi khi học thể dục, nhức đầu, mệt mỏi... cần được hỗ trợ y tế. “Ca nào nhẹ thì y sĩ của trường sẽ đưa xuống phòng y tế, khám và cấp thuốc. Ca nào nặng cần tới bệnh viện thì trường sẽ bố trí xe chở đi”, thạc sĩ Trọng chia sẻ.

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM miễn phí cho SV khoản phí khám sức khỏe do trường quy định việc khám sức khỏe nằm trong gói hỗ trợ SV. Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, cho hay trường vẫn phối hợp với một bệnh viện đa khoa khám cho SV mỗi năm một lần, chia thành nhiều đợt và thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện như vậy.

Trong tình hình dịch Covid-19 còn kéo dài, tiến sĩ Trần Thanh Thưởng cho biết việc tổ chức khám sức khỏe tại trường sẽ rất phức tạp, vì thế Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ tiếp tục để SV chủ động khám bên ngoài. “SV nào chưa khám được thì vẫn có thể đăng ký ở trường để trường mời bác sĩ đến khám”, tiến sĩ Thưởng thông tin thêm.

Đại diện nhiều trường ĐH, CĐ trước đây chưa từng tổ chức khám định kỳ cho SV khẳng định nếu quy định bắt buộc như vậy thì các trường sẽ phối hợp với các bệnh viện để thực hiện công tác y tế học đường đúng như nội dung thông tư mới đề ra.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và lễ tốt nghiệp đặc biệt vì COVID-19

Sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM sẽ thực tập như thế nào?

Theo Thanh Niên