Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012 - DIEM THI DAI HOC - TI LE CHOI
Tin liên quan:
> Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM nợ bằng sinh viên
>> ĐH Giao thông vận tải Hà Nội chậm cấp bằng do đâu
>>> ĐH Giao thông Vận tải vẫn chưa cấp bằng cho SV tốt nghiệp 1 năm
Gần đây, Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM bị "tố" nợ bằng sinh viên phản ánh việc các sinh viên khóa liên thông 2009 – 2011, Khoa Công nghệ Thông tin của Học viện Bưu chính Viễn Thông Thành phố Hồ Chí Minh (HV BCVT HCM) tốt nghiệp đã 8 tháng nay chưa nhận được bằng.
Trả lời PV Báo Giáo dục Việt Nam, ông Lê Quang Phú - Trưởng phòng Đào tạo HV BCVT HCM cho biết, do bộ phận thu nhận hồ sơ thiếu kinh nghiệm, nhà trường chủ quan nên chậm trễ kiểm tra hồ sơ, thẩm tra bằng cao đẳng của sinh viên nên dẫn đến tình trạng chưa trả được bằng đúng thời hạn quy định.
Câu hỏi đặt ra là: Nhà trường phải có trách nhiệm như thế nào đối với sinh viên trong thời gian 8 tháng không xin được việc vì không có bằng tốt nghiệp? Và liệu HV BCVT HCM có vi phạm luật pháp hay không?
Để giải đáp thỏa đáng những thắc mắc đó, Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi trao đổi với Luật sư Đăng Quang - Trưởng văn phòng Luật sư Đăng Quang về vấn đề này.
- Theo điều 18, Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, số 33/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ GD & ĐT ban hành 26/06/2007 ghi rõ thời gian cấp văn bằng, chứng chỉ chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày thi tốt nghiệp, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học... Tuy nhiên, HV Bưu BCVT HCM lại trả bằng cho sinh viên chậm đến 8 tháng. Vậy, theo ông thì nhà trường có bị xử lý không? Và xử lý như thế nào?
Luật sư Đăng Quang: Theo qui định của qui chế cấp văn bằng chứng chỉ thời gian chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày thi tốt nghiệp, tuy nhiên HV BCVT HCM lại trả chậm đến 8 tháng là vi phạm qui chế do Bộ GD&ĐT ban hành. Như vậy là xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp bằng. Việc chậm chễ này cần phải được xem xét nguyên nhân khách quan và chủ quan tùy theo từng hành vi mà xử lý theo qui định của pháp luật.
- Sinh viên không nhận được bằng tốt nghiệp dẫn dến việc không thể xin được việc ở bất kỳ công ty nào. Vậy trách nhiệm này thuộc về ai, thưa ông?
Luật sư Đăng Quang: Trách nhiệm này thuộc Giám đốc HV BCVT HCM, là người đại diện theo pháp luật của học viện.
- Đại diện Trường HV BCVT HCM có trình bày lý do phải xem xét hồ sơ, thẩm tra bằng của các em sinh viên nên dẫn đến việc trả bằng trễ. Điều đó liệu có phải trường thiếu trách nhiệm đối với sinh viên không thưa luật sư?
Luật sư Đăng Quang: Theo tôi nhà trường nêu ra lý do này là không chính đáng vì theo Điều 6 trong Quy chế cấp bằng quy định về trách nhiệm của cơ quan, người cấp văn bằng chứng chỉ là phải kiểm tra đối chiếu và ghi chính xác đầy đủ các thông tin cần thiết trong văn bằng.
Tất cả mọi công tác đối chiếu, ghi chép chính xác các tiêu chí vào văn bằng phải làm ngay sau khi có kết quả đủ điều kiện để cấp bằng việc này đã qui định phải làm trong thời hạn 30 ngày. Nhà trường không làm đúng để kéo dài là do lãnh đạo và cán bộ của nhà trường không nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cấp trả bằng đúng thời hạn hay nói cách khác là thiếu trách nhiệm đối với sinh viên.
- Về việc 50 sinh viên phải thất nghiệp vì nhà trường “nợ” bằng, theo ông thì nhà trường phải làm gì để đền bù cho sinh viên?
Luật sư Đăng Quang: Về việc này nếu sinh viên có khiếu nại thì nhà trường nên thương lượng với sinh viên. Nếu người bị thiệt hại (sinh viên – PV) bỏ qua và chờ đợi được là tốt, nếu không nhà trường nên bù đắp cho họ phần nào về kinh tế trong lúc họ không có bằng để xin việc.
- Theo điều 30 Quy chế văn bằng quy định xử lý vi phạm có nói rằng nếu có các hành vi phạm quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, bồi thường thiệt hại hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy, theo luật sư thì phía nhà trường có thể bị xử lý ở mức độ như thế nào?
Luật sư Đăng Quang: Về xử lý vi phạm còn phụ thuộc vào việc có thanh tra, kiểm tra việc trả chậm bằng hay không? Chế tài để xử lý phụ thuộc vào từng hành vi của cá nhân được giao trách nhiệm trong công đoạn hoàn tất việc trả bằng, có những hành vi phải kiểm điểm, có những hành vi có thể bị xử lý hành chính tùy theo kết quả thanh tra cũng như sinh viên có khiếu nại yêu cầu xử lý hay không.
- Thưa ông, nếu những sai phạm của HV BCVT là đúng thì các sinh viên có quyền tố cáo đơn vị này không? Trách nhiệm của nhà trường như thế trong việc làm tổn hại đến kinh tế, tinh thần của sinh viên?
Luật sư Đăng Quang: Sinh viên có quyền khiếu nại với nhà trường. Nếu nhà trường không giải quyết thỏa đáng thì sinh viên có quyền khiếu nại đến Bộ GD&ĐT về trách nhiệm của nhà trường đối với việc chậm trả bằng.
Nếu có hành vi tiêu cực đến mức vi phạm pháp luật thì họ cũng có quyền tố cáo đến thanh tra Nhà nước. Việc chậm trả bằng cho sinh viên hoặc nợ bằng không đúng với qui chế cấp văn bằng chứng chỉ là hành vi hành chính của giám đốc học viện không làm đúng qui định của qui chế. Vì vậy, sinh viên hoàn toàn có quyền khởi kiện giám đốc học viện ra tòa hành chính yêu cầu tòa án tuyên buộc giám đốc học viện phải làm đúng qui định.
Ngoài ra, họ còn có quyền khởi kiện dân sự yêu cầu nhà trường bồi thường thiệt hại thời gian họ bị thất nghiệp nếu người bị hại có đủ căn cứ chứng minh rằng họ có bằng tốt nghiệp thì sẽ xin được việc làm nhưng do không có bằng nên bị lỡ việc.
Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của luật sư!
Tin liên quan đến xét tuyển:
-
Tỉ lệ chọi các trường Đại học phía Bắc
-
Tỉ lệ chọi các trường Đại học phía Nam
-
Xem tỷ lệ chọi các trường ĐH - CĐ 2012
** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới
Những chủ đề đang được quan tâm:
DIEM THI - DIEM THI DAI HOC 2012 - DIEM THI DAI HOC - XEM DIEM THI
DIEM CHUAN - DIEM CHUAN DAI HOC - DIEM CHUAN DAI HOC 2012
TUYEN SINH - TUYỂN SINH - CHI TIEU TUYEN SINH 2012
TI LE CHOI - TỈ LỆ CHỌI - TI LE CHOI 2012
Kênh Tuyển Sinh
(Theo: Giaoduc)