Chủ trương "một chương trình, nhiều bộ sách" với sự bất nhất, thiếu khoa học trong triển khai khiến sách giáo khoa không được tái sử dụng, hàng chục nghìn cuốn dùng một năm rồi bỏ phí.

Phụ huynh và giáo viên cần dạy trẻ thế nào với chương trình lớp 1 mới?

Phụ huynh và giáo viên cần dạy trẻ thế nào với chương trình lớp 1 mới?

Học sinh không khỏi bỡ ngỡ khi bắt đầu học chương trình lớp 1 mới. Khi đó, sự đồng hành của phụ huynh và giáo viên là vô cùng quan trọng trong quá trình phát...

1. Tình trạng lãng phí sách giáo khoa tràn lan

Cuối tháng 4, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam công bố giá sách lớp 3, 7 và 10 theo chương trình mới, sử dụng từ năm học 2022-2023. Bên cạnh ý kiến cho rằng, giá sách mới quá cao, nhiều phụ huynh nhân dịp này bày tỏ bức xúc khi liên tục phải mua mới sách giáo khoa thay vì tái sử dụng, coi đây là sự lãng phí lớn.

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Hà Nội chia sẻ với tâm trạng của phụ huynh song cho rằng, cách hiểu trên là chưa đầy đủ. Sách giáo khoa được biên soạn theo chương trình phổ thông từng giai đoạn. Từ 2020, chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng, nên việc thay sách "là tất yếu". Trước khi ra sách mới cho lớp 3, 7, 10, các khối 1, 2 và 6 đã lần lượt được thay sách hai năm trước. Theo lộ trình, các khối lớp còn lại sẽ tiếp tục học sách mới trong những năm tiếp theo. Đến 2025, việc thay sách sẽ hoàn thành với toàn bộ bậc phổ thông. Sách giáo khoa từ đây sẽ được dùng ổn định như các giai đoạn trước.

Sách giáo khoa đã bị lãng phí như thế nào? - Ảnh 1

Tình trạng lãng phí sách giáo khoa "không phải không có".

Từ 2019 trở về trước, chương trình giáo dục phổ thông chỉ có một bộ sách giáo khoa cho từng lớp. Sách hiện hành bắt đầu sử dụng từ 2002, chỉnh sửa qua từng năm nhưng cơ bản không thay đổi đáng kể. Do đó, học sinh phổ thông giai đoạn 2002-2019 có thể dùng lại sách của khóa trên.

Nhưng cơ chế "một chương trình, một bộ sách giáo khoa" đã thay đổi theo Chương trình giáo dục phổ thông mới và Luật Giáo dục 2019. Lần đầu tiên, Việt Nam triển khai "một chương trình, nhiều bộ sách". Bộ Giáo dục và Đào tạo từng giải thích, đây là cách làm của các nước có nền giáo dục phát triển, đa dạng hóa cách tiếp cận chương trình, thu hút nhiều người tài tham gia viết sách, khuyến khích chủ động, sáng tạo trong dạy học.

Năm 2020, sách giáo khoa của chương trình mới bắt đầu áp dụng cho lớp 1. Trong năm đầu triển khai, thẩm quyền chọn sách thuộc về các trường. Dựa vào danh mục sách thuộc 5 bộ đạt chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, trường học thành lập hội đồng, mỗi môn chọn một đầu sách.

Các sách được chọn không bắt buộc thuộc cùng một bộ. Nghĩa là, sách giáo khoa được dùng ở mỗi trường một khác. Những gia đình chuyển trường cho con giữa chừng hoặc có hai con học khác trường sẽ phải mua mới hoàn toàn, hoặc mua mới một số cuốn, thay vì kế thừa trọn bộ sách cũ như giai đoạn 2019 về trước. "Đây là yếu tố đầu tiên dẫn đến lãng phí sách", một giáo viên với kinh nghiệm 15 năm dạy lớp 1 tại Hà Nam nhận xét.

Ngoài ra, 

Trong năm đầu triển khai chương trình mới, năm bộ sách giáo khoa lớp 1 được phê duyệt gồm: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), Cánh Diều (hai nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Đại học Sư phạm TP HCM kết hợp).

2. Đâu là nguyên nhân?

Sau một năm, khi áp dụng chương trình mới cho lớp 2 (năm học 2021-2022), hai bộ Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục đột ngột bị "xóa sổ". Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết những bộ sách này được hợp nhất với hai bộ còn lại (của cùng NXB), nhằm "giảm chi phí, tập trung tối đa nguồn lực".

Phía Nhà xuất bản khẳng định việc hợp nhất không ảnh hưởng đến hoạt động dạy học, chọn sách; các cuốn sách thuộc hai bộ đã bị hợp nhất vẫn được tái bản. Tuy nhiên, thực tế, khi thẩm quyền chọn sách giáo khoa được giao cho UBND cấp tỉnh (từ năm học 2021-2022), nhiều nơi không dùng sách của hai bộ bị hợp nhất nữa. Giá mỗi bộ sách này dao động 189.000-194.000 đồng.

Sách giáo khoa đã bị lãng phí như thế nào? - Ảnh 2

Hàng chục nghìn cuốn sách chỉ có "tuổi thọ" một năm, do hai trong số năm bộ giáo khoa ngừng phát hành.

Ví dụ tại Sơn La, năm 2020, khoảng 30.000 học sinh lớp 1 của tỉnh này học sách Tự nhiên và xã hội của hai bộ Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. Đến 2021, tỉnh Sơn La quyết định chọn lại sách giáo khoa lớp 1, trong đó sách Tự nhiên và xã hội được chọn thuộc bộ Cánh Diều, nghĩa là 30.000 sách Tự nhiên và Xã hội lớp 1 của bộ cũ chỉ được dùng một năm. Tính theo giá bìa, 30.000 cuốn này khoảng 600 triệu đồng.

Hiện chưa có thống kê đầy đủ về số lượng những cuốn sách giáo khoa theo chương trình mới không thể tái sử dụng trên cả nước. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mức thiệt hại mà số sách này gây ra có thể lên tới vài tỷ đồng.

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 3 (TP HCM) nhận định: "Đây là sự lãng phí rất lớn, mà lỗi là do nhà xuất bản không thống nhất trong việc biên soạn xuyên suốt các bộ sách".

Trong báo cáo về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương để tăng cường hướng dẫn chọn sách giáo khoa, tập huấn sử dụng sách nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

3. Không chỉ sách giáo khoa

Khi dọn bàn học cho con trai lớp 2, đang học tại một trường công lập, chị Nguyễn Thị Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) ngán ngẩm khi có đến 6 quyển sách bài tập còn mới nguyên, dù con đã thi xong kỳ II.

Con trai chị Mai là lứa được học chương trình giáo dục phổ thông mới ngay từ lớp 1. Khoảng 3-4 tháng trước khi năm học mới bắt đầu, giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh danh mục sách cần mua.

Dù sách bài tập và tham khảo không nằm trong danh mục bắt buộc, chị và các phụ huynh vẫn đăng ký đầy đủ. "Nếu không mua tại trường, chúng tôi phải tự tìm mua ở các hiệu sách, tốn thời gian mà chưa chắc đã có", chị Mai giải thích.

Thế nhưng, khi con trai học xong lớp 2, chị thấy hàng loạt vở bài tập "chưa được sờ đến".

Sách giáo khoa đã bị lãng phí như thế nào? - Ảnh 3

Không chỉ sách giáo khoa, tình trạng lãng phí còn xảy ra với sách bài tập và sách tham khảo.

Trước tình trạng này, cô Hoa (đã đổi tên), giáo viên lớp 2 một trường công lập tại Hà Đông, giải thích theo phân phối chương trình, các sách bài tập đều được sử dụng, chủ yếu vào buổi học chiều. Tuy nhiên, cô giáo thừa nhận, việc cho học sinh làm hết bài trong các sách này là điều "khó thực hiện", đặc biệt trong bối cảnh học trực tuyến phần lớn thời gian trong hai năm đại dịch vừa qua.

Cũng công tác trong lĩnh vực giáo dục, chị Mai đánh giá cao sự thay đổi của chương trình và sách giáo khoa, sách bài tập mới. Nhưng người mẹ mong muốn sách này được tận dụng tối đa, tránh lãng phí. "Nhiều sách chưa chắc đã tốt. Quan trọng là khai thác và sử dụng thế nào", chị nhấn mạnh.

Chưa biết "xử lý" sao với đống sách "cũ mà mới" này, chị Mai đã nhận được danh mục sách lớp 3 cần mua. Nhìn các đầu sách, người mẹ nghĩ "sẽ lại có những cuốn không dùng tới", nhưng nếu không đăng ký, chị sợ con mình thiếu.

"Vài chục nghìn đồng thật ra không nhiều, nhưng nếu nhân với 30-40 học sinh một lớp, số tiền bị lãng phí cũng hàng triệu. Trên phạm vi cả nước, số tiền sẽ còn lên đến bao nhiêu?", chị Mai bày tỏ.

4. Lỗi tại "hoa hồng"

Việc được trích phần "hoa hồng" - chiết khấu theo giá sách là món hấp dẫn khiến rất nhiều trường đều tổ chức cho học sinh đăng ký mua sách vào cuối hoặc đầu các năm học. 

Và vì ngại tự đi mua, việc sợ "một mình một đường" dễ bị thầy cô trù dập nên hầu hết phụ huynh đã đăng ký mua sách theo trường.

Có những trường còn mặc nhiên đưa "mục sách giáo khoa" vào các khoản thu đầu năm để phụ huynh phải đóng góp. Và thường một bộ sách không chỉ có những đầu sách bắt buộc mà đều kèm theo vở bài tập in, một số sách tham khảo, tập bài văn mẫu, sách nâng cao các môn chính...

Theo danh mục do Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung cấp, số lượng sách giáo khoa cho lớp 1, 2, 3 là 6 cuốn; lớp 4, 5 là 9 cuốn. 

Ở cấp THCS, học sinh lớp 6, 7 dùng 12 cuốn; lớp 8, 9 dùng 13 cuốn. Đối với cấp THPT, chương trình chuẩn có 14 cuốn SGK, chương trình nâng cao 10 cuốn. Nhưng ở nhiều trường, bộ sách đến tay học sinh đều dôi ra 3-5 cuốn so với quy định.

Sách giáo khoa đã bị lãng phí như thế nào? - Ảnh 4

Ở nhiều trường, bộ sách đến tay học sinh thậm chí đều dôi ra 3-5 cuốn so với quy định

"Các trường yêu cầu phụ huynh đăng ký mua sách thì mới có con số báo cho nhà xuất bản lên kế hoạch in ấn. Nếu phụ huynh không đăng ký, nhà xuất bản sẽ giảm lượng in và dẫn đến thiếu sách như đầu năm học 2018-2019 vừa qua. Vì thế việc các trường đứng ra tổ chức cho học sinh đăng ký cũng là việc tốt" - một chuyên gia giáo dục, đồng thời là tác giả sách giáo khoa, biện minh cho xu thế phát hành sách giáo khoa qua hệ thống trường học. Nhưng đây thực sự chỉ là sự bao biện.

Gần 70% sách giáo khoa chỉ được dùng một lần, nhiều loại vở bài tập in, sách tham khảo được "độn" vào các bộ sách phát hành theo hệ thống trường học là con đường được tạo ra từ nhiều nguyên nhân: từ tiêu cực trong chia chác "hoa hồng", từ sơ hở trong quản lý giáo dục, trong hoạt động chuyên môn, trong phương thức biên soạn sách...

Và còn có một nguyên nhân quan trọng nữa là việc duy trì cơ chế độc quyền sản xuất sách giáo khoa quá lâu.

Chỉ tính từ năm 1981, khi bắt đầu có bộ sách giáo khoa thống nhất trên cả nước thì việc biên soạn, xuất bản sách này đã được giao cho Nhà xuất bản Giáo Dục. 

Và mặc dù cho đến nay, khi cả nước có tới 4 nhà xuất bản được cấp phép có chức năng biên soạn, phát hành sách giáo khoa, nhưng các bộ sách sử dụng trong nhà trường vẫn chỉ của Nhà xuất bản Giáo Dục.

5. Không thể lãng phí mãi!

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng việc dùng sách một lần là quá lãng phí. 

"Hiện nay mỗi lớp có mười mấy môn học đi kèm với đó là sách giáo khoa, sách bài tập, sách nâng cao... Nhà xuất bản bán ra lượng sách khổng lồ, nên việc in chung câu hỏi chứa phần giải đáp án trong SGK cho học sinh làm là rất lãng phí" - PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận xét.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Đỗ Thanh Bình - nguyên chủ nhiệm khoa lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - cho biết dù từng tham gia viết sách giáo khoa và cũng đang được một nhà xuất bản mời làm chủ biên sách giáo khoa lịch sử cho chương trình phổ thông mới, nhưng ông luôn đau đáu về việc làm sao để sử dụng sách giáo khoa không lãng phí.

"Tôi để ý hằng năm, sách giáo khoa thường tái bản với lượng in lớn, trong đó có những môn học cũng không có chỉnh sửa gì so với các năm trước. Trong khi ở nhiều nước, sách giáo khoa của họ in bìa cứng rất đẹp, cho học sinh mượn hằng năm, dùng lại được nhiều lần. Riêng việc in sách bài tập để học sinh viết trực tiếp lên đó, tôi hoàn toàn không đồng tình vì vô cùng lãng phí..." - GS Bình nhận định.

Tình trạng độc quyền sách giáo khoa trong bối cảnh hiện nay hoàn toàn không phù hợp với xu thế cạnh tranh. Tuy nhiên, ngay cả chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa được áp dụng tới đây thì cũng chưa rõ học sinh, nhà trường được chọn sách thế nào. 

Bởi lẽ, đôi khi việc chọn sách không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu, sự tính toán sao cho phù hợp của cơ sở giáo dục, mà còn bị phụ thuộc vào... chính sách tiếp thị của nhà xuất bản.

"Về lâu dài, chúng ta cũng nên xem xét cách một số nước áp dụng. Ví dụ sách giáo khoa in bìa cứng đẹp, nhà trường mua và cho học sinh mượn hằng năm với chi phí rẻ hơn mua sách mới. Sách được dùng lại sẽ tránh được lãng phí không cần thiết" - GS Bình nói.

Trong khi đó, nhấn mạnh về lượng sách giáo khoa khổng lồ phát hành mỗi năm, GS Nguyễn Mậu Bành, phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, ví von đơn vị được giao in ấn, phát hành những năm qua luôn "dùng ít nhất đến 70% lượng giấy của toàn bộ ngành xuất bản" và cho rằng trong một thời gian dài, khi áp dụng quy định thống nhất một bộ sách giáo khoa mà sách lại không được tái sử dụng hằng năm thì thật sự lãng phí.

Theo ông, cần phải rành mạch nội dung sách giáo khoa và sách bài tập, không thể để nội dung làm bài tập chèn trong sách giáo khoa, dẫn đến tình trạng sách dùng một lần rồi... thôi. 

"Thông thường nội dung chương trình sách giáo khoa chiếm đến 9/10, phần bài tập xen vào 1/10, nhưng chỉ vì 1/10 nội dung này mà khiến học sinh viết lên sách, buộc không tái sử dụng được sách này nữa thì không thể chấp nhận được" - GS Bành nói.

> Nguyên nhân giá sách giáo khoa mới cao hơn 2-3 lần

> Phụ huynh nghèo lao đao vì gánh nặng học phí

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp