Học từ vựng là một trong những bài học nền tảng để có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp. Vậy học từ vựng như thế nào cho hiệu quả?
1. Hãy tạo 1 cuốn từ điển cho riêng mình
Đầu tiên, các bạn nên có 1 cuốn tập nhỏ xinh ghi từ vựng theo chủ đề/ từ vựng các bạn học gặp mỗi ngày (có thể lúc học trên lớp, khi học ở nhà, khi làm bài tập, khi đọc báo, etc).
Phương pháp học từ vựng tiếng Pháp hiệu quả
2. Hãy ghi thêm 1 từ trái nghĩa, 1 từ đồng nghĩa, và nên giải thích từ vựng đó ra tiếng Pháp
Khi học 1 từ mới, các bạn hãy học thêm 1 từ trái nghĩa với nó, 1 từ đồng nghĩa với nó, đặt 1 câu có từ vựng mới đó, và nên giải thích từ vựng đó ra bằng tiếng pháp.
Cuốn tập này sẽ được đem theo bên mình, khi chờ xe bus, chờ bạn, chờ người yêu, ... etc , các bạn đem ra xem. Khi giải thích từ vựng đó nên cố gắng giải thích bằng tiếng pháp 1 cách đơn giãn nhất.
Ví dụ: grande-mere: c’est la mère du père, la mère de la mère
Thông thường trên từ điểm dictionnaire larousse khi tra bằng pháp pháp họ có chỉ cho mình cách giải thích nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đặt câu với từ vựng đó.
Vì sao phải giải thích nghĩa từ đó bằng Tiếng Pháp đơn giản hơn?
- Khi giao tiếp với người Pháp, bạn không nhớ ra từ vựng đó, nhưng bạn giải thích ra, thì họ vẫn hiểu bạn đang muốn nói gì.
- Mặt khác, cách bạn giải thích nghĩa từ vựng bằng Tiếng Pháp cũng là cách giúp bạn luyện viết, và tăng vốn từ vựng hàng ngày.
- Đây là phương pháp giúp bạn tăng vốn từ vựng nhanh, hiệu quả, nhớ lâu hơn. Các bạn tự làm 1 cuốn từ điển cho riêng mình như vậy. Tuy ban đầu hơi vất vả nhưng từ đó mình sẽ ghi nhớ lâu hơn.
3. Chọn từ dễ, ngắn học trước, thà học còn hơn không.
Từ nào nhớ được thì chúng ta ghim luôn vào đầu. Các từ dài, khoai, khó nhớ thì hãy xếp riêng ra một list, chăm chỉ tập viết, tập đọc và tự khảo bài mình lần này lần khác để không bị quên.
4. Học từ theo tranh minh họa.
Đây là cách học của các em nhỏ mẫu giáo, cấp Một ở Pháp. Ví dụ như khi học về động vật, các em sẽ có một bức tranh ghi đầy đủ từ vựng trên đó. Sự liên kết giữa hình ảnh và từ vựng giúp các em dễ hình dung và nhanh thuộc từ hơn.
Chúng ta cũng có thể áp dụng cách tương tự. Thường thì, khi học ngoại ngữ, chúng ta sẽ theo quán tính là dùng đến ngôn ngữ trung gian. Người Việt thì sẽ chuyển ngữ sang tiếng Việt cho hiểu, hiểu rồi mới nhớ. Nếu các bạn chịu khó tự làm khó bản thân, xoay sở vốn liếng để hiểu nghĩa tiếng Pháp thì về lâu về dài, cái lợi mang lại cho các bạn là sẽ dùng từ và diễn đạt rất chính xác.
Không bị rơi vào trường hợp dịch từ tiếng Việt sang, mà nhiều khi, cách tư duy Việt Nam thì nghe hợp tai, còn… sang tiếng Pháp… người Pháp họ lại không nói như thế. Việc học từ bằng hình ảnh, thứ nhất, tránh cho bạn sự chuyển đổi quá nhiều qua ngôn ngữ trung gian. Mặt khác, giúp việc học từ trở nên thoải mái hơn rất nhiều, hiệu quả cũng cao nữa.
Bạn có thể tìm các bức tranh vẽ nhiều đồ vật, hoặc tìm ảnh trên báo, tạp chí, sau đó tự tìm từ – ngữ điền vào đó. Có thể tự chụp ảnh/ tải ảnh trên mạng (ảnh đồ ăn, ảnh nhà cửa, ảnh công viên, cửa hàng…), sau đó dùng phần mềm/ app chèn chữ tên các đồ vật vào ảnh, để học dần. Hoặc dán giấy note ghi từ vựng lên các đồ vật trong nhà để học. Nhẩm từ khi đi vào siêu thị chẳng hạn.
5. Học theo trường từ vựng
Học theo dạng brainstorming, cho một chủ đề và bạn tìm hết tất cả các từ vựng trong cùng chủ đề đó, liệt kê ra và học dần. Với trường từ vựng, bạn có thể gom đầy đủ: danh từ, động từ, tính từ – nhớ là phải tự xác định loại từ, giống số để sau này còn dùng.
Mình cho các bạn một ví dụ, ở ví dụ này, các bạn có thể vẽ sơ đồ cây/ mindmap chia nhỏ trường từ vựng thành các nhóm từ cho rõ ràng hơn.
Trường từ vựng: TRƯỜNG HỌC – giáo viên, trường Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học, THPT, Đại học, học sinh, sinh viên, đồng phục, Hiệu trưởng, Thầy cô giáo, Giáo sư, Môn học, Bài vở, Nghiên cứu, Luận văn, Bài tập, Thi cử, Đậu/Rớt, Chăm chỉ, Sĩ số, Ngoan ngoãn, Kí túc xá…
Tiếng Pháp: ECOLE – enseignant, école maternelle, école primaire, collège, lycée, université, élève, étudiant, uniforme, Directeur, Maître/ Maitresse, Professeur, Matière, Devoirs, Etudes, Thèse, Exercice, Examen, Validé/Echec (redoublant), laborieux, effectif, sage, pensionnat.
6. Học theo nhóm danh từ – động từ – tính từ chung gốc, chung nghĩa.
Bạn biết là trong tiếng Pháp có các tiếp đầu ngữ, tiếp vĩ ngữ được thêm vào một từ cơ sở, từ đó biến hóa ra các từ trái nghĩa, đồng nghĩa, hoặc danh từ, tính từ, động từ.
Ví dụ như:
lisible (đọc được) – illisible (không đọc được).
parfait (hoàn hảo/đã làm xong, hoàn thành) – imparfait (không hoàn hảo/ chưa làm xong) – parfaitement (một cách hoàn hảo) – fait (quá khứ phân từ của động từ Faire) – faire (làm) –satisfaire (thỏa mãn) – malfaitant (dịch thô là làm việc xấu – nghĩa rộng là người xấu).
7. Học đi kèm với thực hành.
Ví dụ, sau khi học được loạt từ vựng về gia đình thì bạn viết một đoạn văn giới thiệu gia đình mình. Sau khi viết xong hoàn chỉnh thì đọc đi đọc lại cho nhớ. Hoặc tìm những đoạn văn mẫu tương tự trên mạng, trong sách báo để đọc. Khi đưa từ vựng vào ngữ cảnh thực tế, bạn sẽ hiểu cách vận dụng, học đi đôi với hành, bảo đảm bạn sẽ nhớ nhiều từ hơn.
8. Nên học theo chu trình 1giờ, 4 giờ, 8 giờ, 24 giờ, 48 giờ.
Tức là sau bao nhiêu thời gian đó thì phải tự kiểm tra lại cho nhớ. Nếu không luyện cho kiến thức đi vào bộ nhớ lâu dài, thì chỉ cần một cơn gió thoảng là từ vựng của bạn sẽ lại bay biến hết.
9. Chơi trò chơi ô chữ.
Chơi các game học từ trên điện thoại, máy tính. Theo mình thì không nên dùng nhiều, mức độ khó của trò chơi không làm bạn giỏi từ lên, chỉ giỏi việc chơi thôi. Đây chỉ là một phương pháp phụ, để giải trí. Để học được nhiều hơn thì vẫn cần đọc nhiều, nghe nhiều, viết nhiều.
10. Luyện viết thật nhiều, tập viết dựa theo các mẫu câu có sẵn mà bạn đã học được.
Ví dụ, sau khi học được cấu trúc Il y a thì bạn thử lắp ghép từ thành nhiều câu khác nhau: il y a des animaux, il y a une maison, il y a une chose sau đó là một mệnh đề nối bằng đại từ quan hệ il y a une chose que… sau que sẽ là một mệnh đề (cụm chủ vị / + bổ ngữ): il y a une chose que je n’ose pas te dire/ que je veux te dire/ que je désire parler avec toi.
Đó là cách bạn phát triển vốn từ và phát triển câu, đi từ cái mình biết và nắm chắc tới cái mở rộng. Tái sử dụng nhiều lần để tạo thành thói quen/ phản xạ ngôn ngữ.
> Bộ giấy tờ cần chuẩn bị khi chuẩn bị du học Pháp
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp