Trước tình hình COVID-19 cũng như độ phủ vaccine, không chỉ phụ huynh và học sinh, các nhà trường, thầy cô cũng mong chờ ngày mở cửa trường để đón học sinh tiểu học trở lại.

TP.HCM: Một quận ghi nhận hơn 400 học sinh chuyển trường

TP.HCM: Một quận ghi nhận hơn 400 học sinh chuyển trường

Tình trạng học sinh rút học bạ từ các trường phổ thông tại TP.HCM để về nhập học ở quê đang tăng, nhất là khi các trường ở TP.HCM đón học sinh trở lại học...

1. Trẻ có dấu hiệu chểnh mảng học tập

"Gia đình tôi đang ở trong một cuộc chiến vô cùng cam go, đó là kéo con mình ra khỏi cơn nghiện phim dài tập. Đây chính là hậu quả sau nhiều tháng cháu học online. Thời gian đầu, thấy con "ôm" máy tính suốt từ sáng đến tối, tôi cũng có nghi ngờ. 

Tuy nhiên, con tôi giải thích là ngoài thời gian học online với cô giáo, học sinh còn phải học bài, làm bài trên trang học liệu của trường nên bắt buộc phải dùng máy tính. 

Đến khi nghe cô chủ nhiệm báo rằng cả tuần bé không làm bài, học bài, tôi mới tá hỏa, kiểm tra bất ngờ thì bắt tại trận con đang xem phim trong giờ học" - chị N.T., phụ huynh ở quận Phú Nhuận, nói.

Không những vậy, chị Hồng - phụ huynh ở quận Bình Tân - còn kể: "Khi phát hiện con nghiện game, tôi đã xin cơ quan để làm việc ở nhà và chấp nhận mức lương giảm còn 1/2. Bàn làm việc của tôi ở ngay sau lưng và vuông góc với bàn học của con cho dễ giám sát. 

Vài ngày đầu bé còn sợ mẹ nên không dám mở game. Những ngày sau hình như bé chịu không nổi nên mở cửa sổ nhỏ hơn cửa sổ học trực tuyến để chơi game. 

Tức là qua camera, cô giáo vẫn thấy con tôi chăm chú nhìn vào màn hình nhưng là cháu chăm chú chơi game chứ không phải theo dõi bài học. 

Tôi giận quá, la con thì cháu nói: Tại học online chán quá nên con mới chơi game. Nếu không tin thì mẹ vào học thử đi rồi biết. Chờ mãi không thấy TP có kế hoạch cho trẻ tiểu học đến trường nên rất khó cai nghiện cho con, tôi dọa con không học đàng hoàng thì mẹ không cho học nữa, để năm sau học lại lớp 5. Không ngờ con tôi đồng ý luôn, còn nói thẳng: cho con năm sau học lại đi, chứ con không muốn học online nữa".

Cô H. - giáo viên lớp 5 một trường tiểu học nổi tiếng ở quận 1 - cũng thông tin: "Lớp tôi chủ nhiệm có một số em trước đây học rất tốt nhưng mấy tuần gần đây thì chểnh mảng rõ rệt. Trong giờ học tôi gọi các em cũng không phát biểu, cho bài tập em cũng không làm hoặc làm qua quýt cho xong nên sai rất nhiều, mặc dù chỉ là những bài cơ bản".

 - Ảnh 1

Nhiều cha mẹ và thầy cô mong chờ ngày học sinh tiểu học đến trường (Ảnh: Vietnamnet)

2. Trẻ tiểu học nên đến trường khi nào?

"Mấy hôm nay nhiều phụ huynh đã bắt đầu sốt ruột, liên tục hỏi tôi: Khi nào học sinh tiểu học được đến trường? Lý do phụ huynh mong con em được đi học trực tiếp vì họ không yên tâm với việc để con ở nhà học trực tuyến quá lâu" - thầy Võ Minh Thành, hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Cảnh Hớn, quận 5, chia sẻ.

Ông Thành phân tích: "Tôi cho rằng thời điểm sau Tết Nguyên đán là thời điểm chín muồi để cho học sinh tiểu học đến trường. 

Thứ nhất vì đa số người dân TP đều đã tiêm 2 - 3 mũi vắc xin. Nếu trong tháng 1 này mà trẻ 3 - 11 tuổi được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 thì còn thuận lợi hơn nữa. 

Thứ hai là học sinh không thể ở nhà và học trực tuyến mãi, các em cần giao tiếp để phát triển vốn từ, rèn kỹ năng mềm... Nếu không cho trẻ đến trường là rất thiệt thòi cho các em".

Lãnh đạo một trường tiểu học ở quận Gò Vấp cho hay: "Trong khi một số phụ huynh đang có nhu cầu bức thiết cho con đi học lại thì cũng có một số phụ huynh phản ứng kịch liệt việc này. 

Do đó tôi đề nghị trước khi mở cửa trường tiểu học, lãnh đạo ngành y tế cần phải thực hiện công tác truyền thông thật kỹ, cần phải giải thích rõ cho phụ huynh biết học sinh tiểu học khi đi học thì mức độ lây nhiễm COVID-19 như thế nào, có nguy hiểm đến tính mạng không, phụ huynh cần phải chuẩn bị gì cho con mình".

> Ghi nhận 11 ca nhiễm biến chủng Omicron, TP.HCM có tạm dừng học trực tiếp?

> TP.HCM: Học sinh khối 7, 8, 10, 11 có một tuần chuẩn bị để thi trực tiếp

Theo Tuổi Trẻ