Một vị trong Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 3/10, Trường Tiểu học An Hội chỉ tên từng phụ huynh khó khăn, yêu cầu đứng dậy cho hiệu trưởng xem mặt.

Nhiều GV mong môn Vật lý, Hoá học, Sinh học được trả về đúng vị trí của nó

Nhiều GV mong môn Vật lý, Hoá học, Sinh học được trả về đúng vị trí của nó

"Hãy trả môn Vật lý, Hoá học, Sinh học về đúng vị trí của nó và phân công giáo viên dạy đúng chuyên môn”, cô N.H kiến nghị.

1. Nội dung đoạn clip

Trên mạng xã hội đang lan truyền clip ghi lại cuộc họp phụ huynh tại lớp 3/10 Trường Tiểu học An Hội (Gò Vấp, TP.HCM).
Trong clip, một phụ nữ mặc áo vest trắng, xưng tên là Tuyến, đứng khoanh tay trên bục giảng nói về cuộc họp, đồng thời chất vấn các phụ huynh ngồi dưới với những lời mà người xem clip đánh giá là trịch thượng, xúc phạm, phân biệt đối xử với phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn. Buổi họp có chứng kiến của hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm.
Theo những gì ghi lại ở clip, người phụ nữ này chỉ từng phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, yêu cầu họ đứng dậy, rồi hỏi họ tại sao khó khăn mà vẫn cho con theo học ở lớp này.

Xin lược ghi những lời vị phụ huynh này nói:
“Em cũng không có một cái đơn nào. Em xác nhận với cô là hôm cuối năm lớp 2, Tuyến (tên của phụ huynh này) có thông báo với phụ huynh rằng xin nhà trường cho chúng ta được đi lên một tập thể lớp học bán trú phải không ạ? Các anh chị, có hay không, các anh chị lên tiếng giùm em.
Thứ 2, em có nói với anh chị là các anh chị ơi, em xây dựng năm nay lớp bán trú chúng ta có cơ sở vật chất tốt nhất, cho các con được tốt nhất có thể, em có thông báo không ạ các anh chị?… Nếu để nói trong ban đại diện nắm được hết các hoàn cảnh khó khăn của phụ huynh, các anh chị đã biết được chưa? Nếu anh chị nói chưa được, em Tuyến đây xin đại diện nói giúp. Thứ nhất, với những phụ huynh thật sự khó khăn, em cũng đã từng nói với phụ huynh rằng đừng theo chung cái lớp này đóng không có nổi. Tuyến có nói không ạ?...
Trường hợp ví dụ như hoàn cảnh khó khăn nhất trong lớp, gồm có: Em, chị nhớ mặt em, em đứng lên đi. Hoàn cảnh em khó khăn, đi chiếc xe đạp rất tội nghiệp. Rồi, em đứng lên đi. Em có thể nói tên con em. Nói lớn lên cho hiệu trưởng nghe! Hoàn cảnh em có khó khăn không? Chị có nói với em cuối năm có theo lớp này không? Nhưng tại sao em vẫn theo? Tại sao ngày hôm nay em đóng góp như vậy mà em không có một tiếng nói nào hết? Em nói cho chị Tuyến nghe...".
Tiếp sau đó, vị phụ huynh này chỉ một phụ huynh khác và nói: "Trường hợp nữa cũng khó khăn. Mẹ Minh T., em đứng lên đọc tên cho chị nghe… Trường hợp mẹ Trung K., chị không thấy mặt, hoàn cảnh rất khó khăn không? Khó khăn cực kỳ luôn, nhưng tại sao cuối năm chị có nói em đừng theo lớp bán trú không? Có không? Đứng dậy cho, chị giới thiệu tên đi rồi cho cô hiệu trưởng nhìn thấy, chị Tuyến có nói câu này không?”...

Phòng GD&ĐT Gò Vấp thông tin sau sự việc clip 'Phụ huynh khó khăn đừng theo cái lớp này' - Ảnh 1

Xem đoạn clip, nhiều độc giả chia sẻ họ cảm thấy rất sốc, phẫn nộ vì phụ huynh nghèo bị xúc phạm.

2. Phòng GD&ĐT Gò Vấp thông tin sau sự việc

Ngày 12/10/2022, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Trịnh Vĩnh Thanh – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã nắm được đoạn clip ghi lại cảnh họp phụ huynh gây xôn xao cộng đồng mạng xã hội hai ngày vừa qua.
Theo ông Thanh cho hay, đây là đoạn clip trích cảnh họp cha mẹ học sinh của lớp 3/10 Trường Tiểu học An Hội, quận Gò Vấp dịp đầu năm học 2022 – 2023.
Qua báo cáo của lãnh đạo Trường tiểu học An Hội, sự việc diễn tiến như sau: Vào cuối tháng 8/2022, bà P.T.K.T. nguyên là Phó Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp 2/7 (năm học cũ), năm nay là lớp 3/10 đã gặp hiệu trưởng đề nghị tặng lại cho trường 14 triệu đồng để trường muốn sử dụng gì thì sử dụng, tặng cho lớp 3/10 một máy lọc nước uống để học sinh dùng.
Nhà trường đã xin ý kiến Hội đồng sư phạm, tiếp nhận máy lọc nước còn tiền thì đưa vào quỹ khuyến học của trường. Thế nhưng, sau đó thì hiệu trưởng có nghe giáo viên chủ nhiệm lớp 3/10 báo lại là bà T. lại đang đi vận động phụ huynh trong lớp này đóng góp để mua sắm cơ sở vật chất cho lớp, đóng góp cho trường.

Cô giáo và các thành viên trong ban đại diện cũ của lớp có lên tiếng ngăn cản, nhưng bà T. không nghe, còn đưa họ ra khỏi group Zalo của lớp. Do đó, hiệu trưởng đã chính thức thông báo là sẽ trả lại tiền cho lớp 3/10, vì không phải của mạnh thường quân trao tặng.
Ngoài ra, ban đại diện cha mẹ học sinh của trường còn nhận được phản ánh của phụ huynh là bà T. lạm dụng quyền để thu, thu đổ đầu bình quân với phụ huynh nên hiệu trưởng đã thống nhất với trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh cách xử lý là:

Làm việc với bà T. về việc làm không đúng của bà, phân tích những hậu quả xảy ra, yêu cầu bà T. trả lại các khoản tiền đã thu của cha mẹ học sinh lớp, những khoản đã chi bà T. phải chịu trách nhiệm đền bù. Bà T. đã khóc xin được giải quyết ổn thỏa.

Hiệu trưởng nhà trường đã đề nghị bà T. ngưng lại mọi việc vận động thu chi, phải làm đúng theo quy định của Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, có trách nhiệm đính chính lại với cha mẹ học sinh trong lớp, việc đóng góp cơ sở vật chất phải xuất phát từ việc mạnh thường quân thấy cần thì mang vào cho con, nhưng trước đó phải gửi văn bản về đề nghị cho tặng gửi hiệu trưởng, khi được đồng ý mới mang vào, trường sẽ có biên bản tiếp nhận.
Song song đó, hiệu trưởng đã có báo với bà T. sẽ trả lại số tiền bà ủng hộ cho quỹ hoạt động khuyến học của nhà trường.

Trong phiên họp cha mẹ học sinh đầu năm học lớp 3/10, hiệu trưởng và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã đến dự cùng với cha mẹ học sinh của lớp này, để kiểm tra việc bà T. giải quyết việc lạm thu theo yêu cầu của hiệu trưởng và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Ở phiên họp này, bà L. tham dự đã có phát biểu về hành động sai của bà T. là thu đổ đồng, cô lập bà L. và con của bà bằng cách lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp này đề nghị nhà trường đưa con bà L. sang lớp khác học. Bà T. cũng trực tiếp gặp con bà L. đề nghị con về nói với mẹ vào group Zalo do bà T. lập ra (group mạnh thường quân). Bà L. yêu cầu bà T. cần trả lời những việc làm này.

Tại cuộc họp nói trên, bà T. có giải trình là do mong muốn học sinh của lớp này có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt, không có số điện thoại của bà L. và bà L. lại không chịu vào group Zalo nên mới phải nhắn cho con bà L. Sau đó, bà T. có hỏi cha mẹ học sinh của lớp có hoàn cảnh khó khăn: “Việc đóng góp vậy thì có nên cho con ở lại trong lớp học không?”

Do muốn nghe ý kiến của cha mẹ học sinh lớp, nên khi nghe hết trường hợp thứ 3 thì hiệu trưởng đã yêu cầu bà T. ngưng lại, khẳng định với cha mẹ học sinh lớp này quan điểm là trường đã sắp xếp học sinh vào lớp này, dù cha mẹ học sinh có đóng góp vào chương trình hoạt động của cha mẹ học sinh lớp không thì học sinh sẽ vẫn được học tại lớp như các bạn.
Những học sinh có gia đình khó khăn thì phải được cha mẹ học sinh lớp, trường hỗ trợ chứ không nên vận động đóng góp như mọi người, vận động không nên đổ đồng.

Hiệu trưởng cũng thông tin với lớp 3/10, là bà T. xin đại diện mạnh thường quân của lớp hỗ trợ 14 triệu đồng để ủng hộ quỹ khuyến học của trường, nhưng được biết đây không phải là tiền từ mạnh thường quân, mà là thu đổ đồng phụ huynh, nên trường sẽ gửi lại cho ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để xin ý kiến những ai đóng góp để xử lý số tiền này.
Cũng tại phiên họp này, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trường phát biểu, yêu cầu bà T. phải bàn giao lại tất cả số tiền cho ban đại diện cha mẹ học sinh mới, công khai các khoản chứng từ cho cha mẹ học sinh, nếu cha mẹ học sinh yêu cầu lấy lại tiền thì bà T. phải hoàn trả cho những ai đóng góp.

Trong phiên họp cha mẹ học sinh ở lớp đầu năm, bà T. không còn nằm trong ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 3/10 năm học này.

> Bộ GD-ĐT: 16.000 giáo viên nghỉ việc trong năm 2022 gây ảnh hưởng không nhỏ

> Nhà trường, học sinh Gia Lai trông chờ 'Sóng và máy tính cho em'

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp