Trong công việc hay cuộc sống thì những bất ngờ sẽ luôn luôn xảy ra. Và trên con đường sự nghiệp, ít nhất 1 lần bạn sẽ nghe qua ngã rẽ mang tên “Thuyên chuyển công tác”. Vậy thuyên chuyển công tác là gì? 

Hướng dẫn cách viết thư chấp thuận lời mời làm việc

Hướng dẫn cách viết thư chấp thuận lời mời làm việc

Bạn vừa nhận được đề nghị công việc mới và quyết định chấp nhận lời đề nghị đó. Bạn nên chính thức nhận vị trí ấy như thế nào? 

1. Thuyên chuyển công tác là gì?

Thuyên chuyển công tác đươc hiểu là thay đổi môi trường làm việc đến một nơi mới, vai trò mới hoặc thậm chí là lĩnh vực mới. Thực tế, nhiều người hiểu rằng đây là một quá trình phát triển theo chiều ngang của sơ đồ sự nghiệp của một người đi làm. Thông thường hình thức thuyên chuyển sẽ diễn ra trong nội bộ, người đi làm sẽ được chuyển sang làm phòng ban khác, từ địa phương này sang địa phương khác mà không có sự thay đổi về đãi ngộ và trách nhiệm.

Những điều cần biết về thuyên chuyển công tác - Ảnh 1

Thực tế, nhiều người hiểu rằng thuyên chuyển là một quá trình phát triển theo chiều ngang của sơ đồ sự nghiệp của một người đi làm

2. Những lý do khiến doanh nghiệp muốn thuyên chuyển công tác của một nhân viên

Có khá nhiều những lý do khiến doanh nghiệp muốn thuyên chuyển công tác của một doanh nghiệp. Nhưng hầu hết những lý do sau là chủ yếu:

  • Giúp nhân viên có chuyên môn được phát triển tại vị trí có phòng ban tương xứng với năng lực hoặc vị trí đang trống cần kỹ năng đặc biệt của người được thuyên chuyển đến.
  • Thuyên chuyển bộ phận đang có thừa nhân viên sang bộ phận đang thiếu nhân viên.
  • Thuyên chuyển theo ý muốn của nhân viên: hoàn cảnh gia đình, nhu cầu chuyển nơi ở mới mà tại địa phương đó có chi nhánh của doanh nghiệp, thay đổi phòng ban để có nhiều trải nghiệm hơn,...
  • Giữa nhân viên và sếp hoặc giữa nhân viên với nhân viên có diễn ra xung đột, căng thẳng.

3. Có những quy định nào về thuyên chuyển công tác?

Công ty, doanh nghiệp có thể thuyên chuyển công tác của người lao động (Người lao động sẽ làm một công việc khác với hợp đồng lao động) trong các trường hợp sau:

  • Người sử dụng lao động được quyền chuyển người lao động sang làm công việc khác với hợp đồng lao động khi công ty, doanh nghiệp gặp khó khăn không lường trước được như thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện – nước, khắc phục sự cố lao động. Tuy nhiên, tổng cộng thời gian thuyên chuyển công tác này không vượt quá 60 ngày/ năm, trừ khi được người lao động đồng ý.
  • Khi thuyên chuyển công tác, doanh nghiệp cần báo cho người được thuyên chuyển biết trước ít nhất 3 ngày làm việc, kèm theo thời hạn rõ ràng và sắp xếp vị trí mới phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
  • Người được thuyên chuyển sẽ được trả lương theo vị trí mới. Nếu tiền lương ở vị trí mới thấp hơn mức lương ở vị trí cũ thì người lao động sẽ được nhận mức lương cũ trong thời gian 30 ngày làm việc. Đồng thời mức lương mới ít nhất phải bằng 85% mức lương ở vị trí cũ nhưng không thấp hơn mức tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.

Trong trường hợp thời gian chuyển công tác ở vị trí mới vượt quá 60 ngày nhưng người lao động không đồng ý thì hai bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và người lao động phải nộp đơn xin nghỉ việc theo quy định. Khi đó, người lao động sẽ không phải bồi thường bất cứ chi phí nào cho doanh nghiệp mà ngược lại sẽ được nhận các khoản trợ cấp nghỉ việc và các khoản tiền khác (nếu có) từ doanh nghiệp.

4. Hồ sơ xin thuyên chuyển công tác cần có gì?

Trong trường hợp người lao động chủ động muốn xin thuyên chuyển công tác vì lý do cá nhân, bạn sẽ cần chuẩn bị một số giấy tờ sau trong hồ sơ xin chuyển:

  • Đơn xin chuyển công tác
  • Văn bản quyết định chuyển công tác của đơn vị người lao động đang làm việc
  • Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của chính quyền địa phương
  • Văn bản đồng ý tiếp nhận của đơn vị mới
  • Bản tự kiểm điểm cá nhân có ý kiến nhận xét của người quản lý
  • Bản sao bằng cấp, chứng chỉ
  • Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân
  • Bản sao bảng lương có xác nhận

5. Mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác

Để có ví dụ cụ thể, Kênh Tuyển Sinh đã đề xuất mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác phổ biến để bạn tham khảo cũng như có sự linh động phù hợp vào tình huống của bạn.

Những điều cần biết về thuyên chuyển công tác - Ảnh 2

Mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác

Ngoài ra, Kênh Tuyển Sinh cũng có đề xuất về mẫu đơn phê duyệt quyết định thuyên chuyển công tác cho người lao động.

Những điều cần biết về thuyên chuyển công tác - Ảnh 3

Mẫu đơn phê duyệt quyết định thuyên chuyển công tác dành cho người lao động

> Cơ hội hay rủi ro khi quyết định nhảy việc?

> Bạn nên làm gì khi cấp dưới lại là lãnh đạo ở công ty mới?

Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh