Đàm phán đề nghị tăng lương sao cho phù hợp, đúng chừng mực và được chấp thuận là không dễ dàng. Vậy người đi làm sẽ cần biết những điểm lưu ý gì khi muốn đề xuất tăng lương?

Viết cover letter thu hút bằng phương pháp STAR

Viết cover letter thu hút bằng phương pháp STAR

Khi ứng tuyển bất kì vị trí công việc nào, chắc chắn bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên tiềm năng khác, vậy làm thế nào để gây ấn tượng nhà tuyển...

1. Hãy có sự tự đánh giá hiệu quả công việc

Chắc chắn, sếp không thể nhớ hết bạn đã có những đóng góp gì cho công ty dù bạn vẫn gửi báo cáo công việc đều đặn. Công việc bận bịu khiến họ chẳng còn tâm trí nào mà nhớ đến những việc bạn làm.

Hơn nữa, ở các công ty hiện nay, sự thay đổi người quản lý không phải là hiếm. Nhiều công ty thay đổi sếp liên tục và những vị sếp mới lại càng không thể hiểu hết bạn đã làm được những gì cho công ty. Vì vậy, khi muốn đề xuất tăng lương, bạn nên có bản đánh giá hiệu quả công việc của bản thân một cách chi tiết.

Khi đề nghị tăng lương cần cân nhắc điều gì? - Ảnh 1

Khi muốn đề xuất tăng lương, bạn nên có bản đánh giá hiệu quả công việc của bản thân một cách chi tiết.

Dù đã có bản đánh giá hiệu quả công việc nhưng để chắc ăn hơn, bạn nên lập một bảng thành tích cá nhân đã đạt được trong suốt thời gian gắn bó với công ty. Từ việc bạn giúp công ty tăng doanh thu, giảm chi phí đến những giải pháp hữu hiệu, bạn có thể cho sếp thấy sự đóng góp của bạn đã giúp công ty đáng kể.

2. Nhắc đến thành tích gần nhất

Những gì bạn đã kể ra vẫn chưa đủ để thuyết phục sếp tăng cho bạn lên mức lương mới. Nhiều người sẽ vin vào cái cớ đó là những thành tích quá cũ, không cần có sự thăng tiến cho những công việc đó. Bởi vậy, bạn hãy nói kỹ hơn đến thành công bạn có được trong thời gian gần đây, đó sẽ là bằng chứng xác đáng nhất giúp bạn ghi điểm với sếp.

Nhìn nhận thực tế 

Bạn cần biết vị trí công ty và tình hình tài chính đã ổn định hay chưa? Biết được điều này, bạn sẽ hiểu rằng nếu công ty vẫn đang căng như dây đàn thì chịu đựng thêm một khoảng thời gian nữa là việc nên làm. Nếu công ty đã được vực dậy thành công thì việc bạn đề xuất có nhiều khả năng được chấp nhận.

3. Nhìn vào tình hình tài chính của công ty

Sau khi thu thập thông tin và nhìn nhận thực tế một cách cẩn thận bạn có thể nhận ra rằng liệu bây giờ có phải là thời điểm tốt nhất để yêu cầu tăng lương hay không. Megan cho biết: “Cần xem xét điều này vì nó quyết định yêu cầu của bạn liệu có được chấp nhận? Thời điểm công ty vẫn khó khăn thì không nên lên tiếng, khi công ty đang trong quá trình vực dậy, bạn nên chờ đợi thêm nhưng nếu công ty đã ổn định đó là thời điểm tốt để bạn đề xuất và tỷ lệ thành công là rất cao”.

Khi đề nghị tăng lương cần cân nhắc điều gì? - Ảnh 2

Thời điểm công ty vẫn khó khăn thì không nên lên tiếng, khi công ty đang trong quá trình vực dậy, bạn nên chờ đợi thêm nhưng nếu công ty đã ổn định đó là thời điểm tốt để bạn đề xuất và tỷ lệ thành công là rất cao

4. “Lựa lời” khi đưa ra yêu cầu

Cách bạn trình bày với ban quản lý như thế nào quyết định trực tiếp tới thành công của yêu cầu. Ngoài việc bạn cần chọn lựa từ ngữ thích hợp thì bài trình bày cũng nên làm nổi bật cả kiến thức của bạn về tình hình của công ty cùng những đóng góp của bạn trong suốt quá trình công tác.

Megan gợi ý những cụm từ cần có trong bài phát biểu của bạn trước ban quản lý: “Tôi nhận thấy rằng tình hình công ty đang dần cải thiện, hiệu xuất công việc ngày một tăng cao và tôi tự hỏi liệu tăng thêm 5% mức lương cho nhân viên có phải là vừa sức với công ty…nếu bạn đề xuất khéo léo theo cách đó hoặc đại loại như vậy, ban quản lý sẽ khó có thể từ chối, hoặc nếu không thể đáp ứng tối đa yêu cầu của bạn, thì tăng 3% hoặc 4% cũng đã có thể làm bạn hài lòng”.

Nhấn mạnh lòng trung thành của bạn với công ty, thành tích bạn đạt được trong năm qua và có tác động tích cực ra sao đến công ty. Quan trọng là bạn cần bình tĩnh, thận trọng và đợi sếp phản hồi trước khi tiếp tục thương lượng. Đòi tăng lương là một nghệ thuật do đó để có được tuyệt chiêu đàm phán mức lương hiệu quả, chúng ta cần phải kiên nhẫn, đánh giá đúng vị trí công việc của mình, cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định, có như vậy hiệu quả đòi tăng lương của bạn mới đạt kết quả tốt nhất.

5. Nói gì nếu sếp từ chối?

Đương nhiên, khi yêu cầu được tăng lương, ai cũng muốn sếp đồng ý. Nhưng cuộc đời là vậy, bạn có thể sẽ thất vọng chứ vì sếp nói "không", đừng để mình bị động khi trường hợp đó xảy ra. Nghĩ xem bạn sẽ nói gì nếu sếp từ chối đề xuất của bạn. Nếu trong trường hợp yêu cầu của bạn bị từ chối, bạn có thể đề xuất với ban quản lý về thời gian tăng lương. Bạn cần biết bao lâu nữa để bạn nhận được một mức lương phù hợp, nếu khoảng thời gian ban quản lý đề ra là có thể chấp nhận được, bạn nên tiếp tục đóng góp hết mình để công ty sớm lấy lại phong độ, nếu thời gian để nhận được mức lương cao hơn là quá lâu, bạn nên nghĩ đến những phương án khác hoặc chấp nhận thực tế hoặc ra đi để tìm kiếm một mảnh đất màu mỡ hơn. 

> Quản lý thời gian bằng cách sử dụng Ma trận công việc như Tổng thống Mỹ

> Những điều cần biết về phụ cấp trách nhiệm

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp