Mark Elliot Zuckerberg có một sự nghiệp thành công rực rỡ khi là một trong những tỉ phú trẻ tuổi nhất thế giới và đồng sở hữu mạng xã hội số 1 Facebook. Năm 2010, Zuckerberg được tạp chí Timebình chọn là nhân vật của năm với giá trị tài sản đạt ngưỡng 29,9 tỷ USD (theo Forbes). 

Phương pháp tạo cảm hứng khi làm việc quá lâu năm tại một công ty

Phương pháp tạo cảm hứng khi làm việc quá lâu năm tại một công ty

Trong môi trường công sở, có rất nhiều người thường xuyên nhảy việc nhưng cũng có bộ phận người lại yêu thích nên lựa chọn cống hiến và làm việc lâu năm tại một công...

Trong thành công của Mark Zuckerberg, hoàn toàn không có chỗ cho sự may mắn bởi anh đã luôn mơ ước, hoạch định và biến ước mơ của mình thành hiện thực. Trong phong cách lãnh đạo của mình, anh có những yếu tố tựu chung được gọi là 5P để tạo ra một cách lãnh đạo độc nhất vô nhị. 5P bao gồm: Passion- Purpose- People- Product- Partnerships.

Phong cách lãnh đạo này mang lại thành công rực rỡ trong sự nghiệp của Mark đồng thời là nguồn cảm hứng, bài học cho những nhà lãnh đạo trẻ khác học tập theo.

Học được gì từ phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg? - Ảnh 1

Trong phong cách lãnh đạo của mình, anh có những yếu tố tựu chung được gọi là 5P để tạo ra một cách lãnh đạo độc nhất vô nhị. 5P bao gồm: Passion- Purpose- People- Product- Partnerships

1. Passion - Không bao giờ ngừng theo đuổi đam mê

Trong lời phát biểu của Mark tại trường Belle Haven có nói: "Khi bạn về nhà ăn tối và bạn có món rau kinh khủng nhất thì bạn vẫn có thể ăn được nếu muốn. Kể cả khi bạn chơi một trò chơi, cho dù nó rất khó thì bạn cũng có thể thành công nếu yêu thích nó. Thực tế là nếu làm những gì mà bạn đam mê, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn và có nhiều động cơ thực hiện hơn.” Bất cứ CEO thành công nào trên thế giới đều mang trong mình niềm đam mê, đó là điều cơ bản nhất dẫn đến thành công. Đối với Mark, đam mê của anh là giúp mọi người có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn. Câu chuyện của Facebook bắt đầu giống như hầu hết các doanh nghiệp, với một ý tưởng duy nhất và một người đầy tham vọng thực hiện nó. Và quả thực, Facebook không chỉ đơn giản là một trang mạng xã hội thú vị để ghé thăm mọi người tại bất kì thời gian nào mà còn là một công cụ mà hàng triệu người sử dụng để kết nối với nhau. Điều gì khiến bạn đam mê? Bạn có sẵn sàng để theo đuổi niềm đam mê ấy? Bạn có sẵn lòng hy sinh cho đam mê của mình? Đây là những câu hỏi bạn cần trả lời nếu muốn thành công. Chỉ có động lực và sự đam mê mới có thể giúp bạn vượt qua những trở ngại, thách thức trong quá trình đi đến thành công

Học được gì từ phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg? - Ảnh 2

Bất cứ CEO thành công nào trên thế giới đều mang trong mình niềm đam mê, đó là điều cơ bản nhất dẫn đến thành công. Đối với Mark, đam mê của anh là giúp mọi người có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn.

2. Purpose – Có mục đích chính đáng

Mục đích có thể hiểu như một kim chỉ nam định hướng cho khởi nghiệp mỗi khi chán nản và mất phương hướng. Ngoài ra, tất cả mọi việc khi tiến hành đều phải có mục đích rõ ràng. Mục đích của Mark đơn giản là làm cho thế giới tốt đẹp hơn và con người có thể chia sẻ nhiều thứ với nhau hơn. Vì thế, tất cả những tính năng hiện diện trên Facebook đều phục vụ mục đích này. Mọi sự thành công đều bắt nguồn từ mục đích lương thiện, chính đáng, đó cũng là động lực cho sự tồn tại và phát triển của một tập thể. Mỗi công ty khởi nghiệp cần có mục đích rõ ràng trong việc định hướng phát triển. Khong chỉ công ty mà với mỗi cá nhân từ bé đến lớn nên liên tục  xây dựng và hoàn thành mục tiêu cho chính mình. 

3. People - Hãy trao quyền cho nhân viên

Mark nhận ra rằng mỗi chúng ta không thể làm việc gì một mình. Xây dựng một đội ngũ làm việc có đẳng cấp là cách duy nhất để gặt hái được những thành công lớn lao. Ở Facebook, nhân viên được trao quyền lực để tạo ra những thay đổi và xây dựng ý tưởng của họ. Đó là phương pháp sáng tạo nhanh chóng và liên tục mà tất cả mọi nhân viên cùng theo đuổi. Facebook không chỉ chọn những người giỏi nhất cho công việc, mà còn chọn những người phù hợp với văn hóa của công ty. Đó là sự tổng hòa của chiến lược từ trên xuống và phát triển sản phẩm từ dưới lên ở Facebook.

Một nhà lãnh đạo có thể có tầm nhìn, nhưng văn hóa của một công ty được xây dựng dựa trên đội ngũ nhân viên của công ty đó. Vì vậy, trong một tập thể, hãy tạo điều kiện tốt nhất để tất cả mọi người đều được nói lên ý tưởng của mình, đó không chỉ là bạn tôn trọng người khác mà cũng là cách để người khác tôn trọng lại bạn. Là một nhà lãnh đạo, bạn hãy để nhân viên tự do đưa ra quyết định và trao quyền cho họ dấn thân vào những rủi ro. Khi đó, họ sẽ sẵn sàng làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp công ty thành công.

Học được gì từ phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg? - Ảnh 3

Mark nhận ra rằng mỗi chúng ta không thể làm việc gì một mình. Xây dựng một đội ngũ làm việc có đẳng cấp là cách duy nhất để gặt hái được những thành công lớn lao.

4. Product – Luôn tạo ra sản phẩm có giá trị

Bất cứ sản phẩm nào khi làm ra đều phải tuân theo những tiêu chuẩn cụ thể. Nó phải dễ sử dụng và phục vụ số đông khách hàng. Chất lượng sản phẩm chính là tiêu chí đánh giá chính xác chất lượng của một doanh nghiệp. Đối với Mark Zuckerberg, anh luôn coi trọng chất lượng sản phẩm trước khi nghĩ đến xây dựng mô hình kinh doanh. Liên tục đổi mới là phương châm làm việc. Mặc dù đã có thêm những cải tiến đáng kể nhưng Mark vẫn luôn tìm cách làm mới mình cũng như Facebook nhằm thoát khỏi vết xe đổ của những hãng công nghệ khác. Mark và các nhân viên của mình không bao giờ giữ tư tưởng ngủ quên trên chiến thắng. Chính nhờ vậy mà Facebook lại có một cách tiếp cận rất riêng, liên tục bổ sung các chức năng và dịch vụ giúp người dùng kết nối theo nhiều cách khác nhau. Zuckerberg cho rằng “Chúng tôi không làm dịch vụ để kiếm tiền mà đơn giản, chúng tôi kiếm tiền để tạo ra các dịch vụ tốt hơn”. Và quả thật, những chức năng và dịch vụ mới của Facebook luôn khiến người dùng cảm thấy thú vị và ngạc nhiên. Hãy tập trung vào phát triển sản phẩm trước, không nên quá tập trung vào doanh thu. Đây mới là cách giữ chân, cách chính đáng nhất thu hút và nhận được sự ủng hộ của người dùng.

5. Partnerships – Giữa đối tác cần có sự tin tưởng lẫn nhau

Không một CEO nào có thể tự mình vận hành bộ máy một cách trơn tru, họ cần những cánh tay phải đắc lực có thể bổ sung những kỹ năng còn thiếu. Ngoài ra, thiết lập được mối quan hệ đối tác đúng đắn, có thể là với các nhà đầu tư, ekip quản lý, hoặc nhà cung cấp, đều có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ công ty nào. Không ai trong chúng ta hoàn hảo, Mark cũng vậy. Nhưng thế mạnh then chốt của Zuckerberg với vai trò lãnh đạo là anh biết những hạn chế của mình là gì. Anh trao mọi công việc lãnh đạo công ty về mặt tài chính đều giao cho Sheryl Sandberg, giám đốc hoạt động hiện nay của Facebook và coi đó là trung tâm của tăng trưởng và thành công của công ty qua các năm. Việc đặt niềm tin vào các đối tác một cách sáng suốt giúp Zuckerberg tự do phát huy thế mạnh của mình, bao gồm trí tưởng tượng, sự sáng suốt và tầm nhìn. Đó là một quan hệ đối tác hiệu quả. Tìm được những đối tác tốt là một trong những chìa khóa của sự thành công. Đây là người đồng hành, người cùng chí hướng phát triển cùng hướng tới mục đích.

Học được gì từ phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg? - Ảnh 4

Việc đặt niềm tin vào các đối tác một cách sáng suốt giúp Zuckerberg tự do phát huy thế mạnh của mình, bao gồm trí tưởng tượng, sự sáng suốt và tầm nhìn

> Ngành nhân sự: có thật sự an nhàn?

> TOP 7 kỹ năng quan trọng bạn sẽ đạt được từ kinh nghiệm làm việc

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp