Không chỉ được biết đến với hệ thống giáo dục tiên tiến nằm trong top đầu thế giới mà còn là nước đáng sống thứ tư trên toàn cầu theo khảo sát của US Nes trong năm 2019. Bởi vậy nên Đức chính là một trong những quốc gia lý tưởng mà các du học sinh ao ước hướng đến. Vậy để đi du học Đức thì bạn nên chuẩn bị làm những gì?
1. Điều kiện cần để đi du học bậc Đại học tại Đức
Đã trúng tuyển (cùng ngành đăng kí học) vào một trường đại học Việt Nam được Đức công nhận. Hoàn thành ít nhất 1 học kỳ ở Việt Nam. (Từ tháng 9/2004, để cấp thị thực nhập cảnh, Tổng lãnh sự quán yêu cầu sinh viên phải hoàn thành 2 học kỳ ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau 1 học kỳ, bạn đã có thể làm hồ sơ xin nhập học).
Đối với các sinh viên chưa học xong 4 học kỳ cùng ngành với ngành đăng ký tại Đức: Trước khi vào học ĐH Đức, bạn phải học dự bị ĐH (Studienkolleg - 1 năm). Sau khi học xong dự bị ĐH, bạn sẽ phải thi kỳ thi đánh giá trình độ tương đương (Feststellungsprüfung). Kỳ thi này đã bao gồm cả kỳ thi tiếng DSH hoặc TestDaF (tương đương ít nhất 1000 tiết).
Đối với các sinh viên đã học xong 4 học kỳ cùng ngành với ngành đăng ký tại Đức: Bạn không cần phải học dự bị ĐH và thi kỳ thi đánh giá trình độ tương đương. Tuy nhiên, bạn vẫn phải có được bằng DSH hoặc TestDaF. Từ năm 2004, bạn có thể thi lấy bằng TestDaF ngay tại Việt Nam.
Như vậy, việc con bạn phải học ít nhất 1 học kì ĐH cùng ngành (với ngành đăng kí học tại Đức) là đúng. Và nếu con bạn sẽ đi ngay sau khi kết thúc học kì 2 ĐH thì sang đó, con bạn sẽ phải học lại chương trình dự bị ĐH trong 1 năm.
Những điều bạn nên biết khi đi du học tại Đức (Nguồn: TRABI Việt Nam)
2. Chỉ với bằng tốt nghiệp trung học ở nước ngoài có thể không đủ điều kiện vào đại học ở Đức
Ví dụ, những sinh viên Mỹ muốn du học Đức sau tốt nghiệp trung học cần điểm trung bình (GPA) tối thiểu 3.0. Theo Cơ quan hợp tác và trao đổi khoa học Đức (DAAD), đây là một trong những điều kiện bắt buộc. DAAD có thể giúp đỡ sinh viên nước ngoài thẩm định kết quả học trung học có đạt điều kiện học ở Đức hay không.
Jay Malone, người sáng lập Eight Hours & Change, một công ty tư vấn du học Đức cho các sinh viên Mỹ và Canada, cho biết: “Bạn không thể vào học với bất kỳ tấm bằng trung học nào. Tiêu chuẩn ở Đức khá cao”.
Ngoài ra, các sinh viên Mỹ có bằng GED (kỳ thi để lấy bằng tương đương trung học ở Mỹ) hoặc học chương trình tại nhà chắc chắn không được nhận vào các trường đại học Đức, Malone nói thêm.
Alex Daily cho biết số điểm SAT của anh ở mức trung bình nhưng điểm khóa học nâng cao (AP) đã đưa anh vào trường đại học Đức.
3. Các chương trình học bị hạn chế
Tuyển sinh giới hạn, hay còn gọi là “giới hạn đầu vào” (NCs), quy định số lượng nhập học các chương trình đại học phổ biến. Sinh viên có thể kiểm tra trên các trang web của trường đại học để xem điểm sàn GPA cho ứng viên đã được nhận vào một chương trình học hạn chế của năm trước. Theo trang web Eight Hours & Change, những sinh viên có GPA dưới nhưng sát với điểm sàn năm trước vẫn có cơ hội được nhận vào học.
Một số hạn chế do quy định của chính phủ, trong khi những yêu cầu khác do từng trường thiết lập. Các chuyên gia cho rằng nên liên hệ với văn phòng đại diện của trường đại học tại nước mình để lấy thông tin về chương trình học bị hạn chế.
Trang web Study in Germany, được tài trợ bởi Bộ Giáo dục Đức, cung cấp rất nhiều nguồn thông tin cho sinh viên tương lai, trong đó có một số chủ đề về chương trình hạn chế này.
4. Đa phần trường đại học công lập không thu học phí cử nhân
Tuy nhiên, sinh viên vẫn phải trả một số phí, ví dụ phí học kỳ dao động 113-281 USD tùy theo từng trường, theo trang web Study in Germany. Các trường tư nhân thường thu học phí cho các chương trình đại học.
5. Có những chương trình dạy bằng tiếng Anh
Trong khi hầu hết chương trình cử nhân ở Đức dạy bằng tiếng Đức, Study in Germany có danh sách hơn 100 chương trình học quốc tế ở Đức dạy toàn phần hoặc bán phần bằng tiếng Anh.
Cho dù học các chương trình bằng tiếng Anh, chuyên gia khuyên việc biết một ít tiếng Đức sẽ giúp sinh viên thu được nhiều nhất trải nghiệm quốc tế.
6. Sinh viên quốc tế có thể đi làm
Tuy nhiên, các sinh viên không đến từ các nước trong Liên minh châu Âu hay Khu vực kinh tế châu Âu sẽ bị hạn chế về số ngày làm việc - 120 ngày toàn thời gian hoặc 240 ngày bán thời gian mỗi năm, theo trang web Study in Germany.
Có một ngoại lệ là sinh viên quốc tế làm công việc trợ lý nghiên cứu tại các trường đại học không phải đối mặt với hạn chế về giờ làm.
7. Sinh viên cần độc lập
Daily chia sẻ: “Bạn sẽ có ít bài tập về nhà hơn. Bạn được tự chủ hơn. Và bạn được cho là sẽ tự làm tốt”. Malone đồng ý: “Hệ thống trường đại học Đức về cơ bản là đang ném những đứa trẻ vào vực sâu”.
Điểm số trong nhiều khóa cử nhân tại các trường đại học của Đức được dựa gần như hoàn toàn vào một bài thi hoặc dự án cuối kỳ. Các sinh viên và chuyên gia khuyên rằng cần thiết lập thói quen học tập tốt từ ngay đầu khóa học để đảm bảo chuẩn bị tốt cho trận chung kết.
Sau khi có được một số tìm hiểu ban đầu, các sinh viên tương lai nên tìm đến các văn phòng đại diện nước ngoài của trường đại học họ thích. Irmintraud Jost, Giám đốc điều hành Hiệp hội Đại học Heidelberg nói: “Chỉ khi bạn nói chuyện và hỏi trực tiếp những người này rằng: Tôi muốn học A, B, C thì cần phải làm gì?. Bạn sẽ thực sự nhận được câu trả lời đúng 100% sau đó. Không có một câu trả lời chung cho hầu hết câu hỏi liên quan đến du học Đức”.
> Cẩm nang "tất tần tật" về du học tại Nhật Bản
> Làm thế nào để vượt qua rào cản ngôn ngữ khi đi du học?
Nguồn Tổng hợp