Bạn biết những gì về Nhật Bản? Bạn thích văn hóa Nhật không? Và bạn mong muốn đi du học Nhật? Nếu vậy thì hãy đồng hành cùng Kênh tuyển sinh để khám phá về cẩm nang "tất tần tật" về những điều nên biết khi du học tại Nhật Bản nhé.

Du học Nhật Bản: Những điều cần biết

Du học Nhật Bản: Những điều cần biết

Một số điều khác biệt mà du học sinh cần tìm hiểu trước khi du học Nhật Bản để có được sự chuẩn bị tốt nhất và sớm hòa nhập với cuộc sống, môi trường...

1. Chi phí du học tại Nhật Bản 

Chi phí sinh hoạt là vấn đề được phụ huynh và các em học sinh luôn quan tâm nhiều nhất khi có ý định du học Nhật Bản. Cũng giống như các quốc gia khác, chi phí du học sẽ bao gồm những khoản cơ bản và thêm một khoản cho một số chi phí phát sinh. Chi phí sinh hoạt dành cho du học sinh, bạn hãy tham khảo nhé.

  • Tiền học phí, bao gồm: học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm, các lệ phí khác: giao động tầm 700 Yên/ năm.
  • Phí ăn tại Nhật khoảng 15,000 Yên/ tháng (cho việc tự nấu ăn), còn nếu phát sinh thêm thì có thể hơn con số ước tính.
  • Tiền ở là sẽ phù thuộc vào lựa chọn của bản thân, bạn muốn ở KTX hay là thuê nhà ở bên ngoài, và chi phí sẽ giao động trong khoảng 30,000 đến 50.000 Yên/ tháng.
  • Ngoài ra, sẽ có các khoản tiêu lặt vặt khác cũng sẽ rơi vào khoảng 15,000 Yên/tháng.

Chi phí để làm hồ sơ du học tại Nhật Bản hiện nay thường sẽ rơi vào khoảng 700 đến 1500 USD. Để có thể hoàn thiện hồ sơ đi du học Nhật Bản một cách chính xác, đầy đủ với chi phí tốt nhất, bạn nên tìm một công ty tư vấn du học để được hỗ trợ tốt nhất. 

Cẩm nang tất tần tật về du học tại Nhật Bản mà bạn nên biết

Cẩm nang tất tần tật về du học tại Nhật Bản mà bạn nên biết

2. Điều kiện và hồ sơ xin du học tại Nhật Bản

2.1. Điều kiện xin du học tại Nhật

  • Độ tuổi thích hợp nhất để du học Nhật Bản là từ 18 tuổi đến 28 tuổi.
  • Đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam, hoặc đang học Cao đẳng/ Đại học tại Việt Nam.
  • Điểm trung bình phải từ 6.0 trở lên.
  • Đạt chứng chỉ tiếng Nhật tối thiểu là N5.
  • Sức khỏe bình thường và tuyệt đối không mắc những căn bệnh liên quan đến truyền nhiễm như : HIV, viêm gan B, hoặc đang trong giai đoạn thai sản.
  • Đảm bảo tài chính của gia đình có thể đáp ứng được khoảng thời gian dài hạn cho bạn, khi du học.

2.2. Hồ sơ xin thường

Những giấy tờ cần thiết để có thể xin trường tiếng cho học sinh khi đi du học tại Xứ sở Hoa Anh đào sẽ gồm những giấy tờ liên quan đến cá nhân học sinh, bao gồm:

  • Giấy khai sinh
  • Bằng tốt nghiệp, bảng điểm THPT, Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học (nếu có). (bản gốc)
  • Học bạ THPT hoặc bảng điểm nếu đã tốt nghiệp Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học (bản gốc).
  • Chứng minh thư nhân dân (02 bản công chứng).
  • Sổ hộ khẩu (bản công chứng).
  • 15 ảnh 3×4
  • Hộ chiếu (nếu có).
  • Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT hoặc NAT-TEST) (nếu có).
  • Các giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh tài chính.
  • Đơn cam kết bảo trợ tài chính (theo mẫu) (Chỉ áp dụng đơn này nếu người bảo trợ tài chính cho học sinh không phải là Cha, Mẹ, Anh, Chị, Em, …v.v.. hoặc người thân không có tên trong sổ hộ khẩu gia đình).
  • Giấy Chứng minh nhân dân của người bảo trợ tài chính. (02 bản công chứng).

Lưu ý: Những giấy tờ này cần được dịch thuật sang tiếng Nhật. Nếu bản gốc là song ngữ Anh – Việt thì không cần phải dịch sang tiếng Nhật.

2.3. Hồ sơ xin visa

  • Hộ chiếu của học sinh, còn hiệu lực ít nhất 1 năm
  • Đơn xin visa (Đơn xin visa phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu)
  • Hình 4.5cm×4.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại
  • Giấy tư cách lưu trú (COE)

3. Văn hóa - xã hội tại Nhật

3.1. Sử dụng tàu điện để đi lại

Một trong những điều cần biết khi du học Nhật Bản bạn cần phải nhớ tiếp theo đó là đa phần người Nhật dùng tàu điện để đi lại. Họ thường đi bộ ra ga tàu, lên tàu đi đến nơi mình muốn rồi xuống tàu để đến chỗ làm hoặc trường học. Đặc biệt, tàu điện ở Nhật cực kỳ đúng giờ, chính xác đến từng phút. Mỗi người Nhật dành trung bình 1 - 3 giờ/ngày để đi tàu điện.

3.2. Xã hội thẳng đứng

Nhật Bản là được xem là một “xã hội thẳng đứng”. Điều này có nghĩa là bậc tiền bối có quyền tuyệt đối với hậu bối. Hậu bối phải luôn lễ phép, tôn trọng và làm theo chỉ dạy của tiền bối. Điều này diễn ra ở tất cả mọi nơi, từ nhà trường, công sở đến chỗ làm thêm, câu lạc bộ.

3.3. Yakuza là hợp pháp tại Nhật

Một trong những điều cần biết về du học Nhật Bản bạn cần phải nhớ tiếp theo đó là Yakuza hợp pháp tại Nhật.

Yakuza hay là “xã hội đen” được phép hoạt động một cách hợp pháp tại Nhật. Nhiệm vụ của họ là bảo kê các tụ điểm ăn chơi, đòi nợ thuê. Điều quan trọng là họ xây dựng văn phòng, có địa chỉ hoạt động, sơ đồ tổ chức rõ ràng. Và dĩ nhiên phải đăng ký với cảnh sát.

Yakuza Nhật Bản có một nguyên tắc là không tấn công dân thường. Nếu làm vậy sẽ bị cảnh sát “sờ gáy” và cũng làm mất danh dự của chính họ. Bạn chỉ phải đối diện với xã hội đen khi ăn chơi mà quỵt tiền hoặc gây ảnh hưởng đến công việc làm ăn của họ. Những người đứng đầu các tổ chức xã hội đen thường trọng danh dự và dễ mến.

3.4. Nhật Bản - Nhà nước pháp quyền

Nhật Bản là quốc gia mà mọi người dân đều phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Tình trạng hạch sách, nhũng nhiễu tại các cơ quan hành chính của Nhật hoàn toàn không xảy ra. Họ làm việc nguyên tắc, chuyên cần và lịch sự. Đây cũng là tính trách nhiệm và tinh thần trọng danh dự của người Nhật.

4. Ẩm thực Nhật Bản

4.1. Không dùng hồng ngâm

Loại hồng của Nhật có thể ăn ngay lập tức mà không chát bị chát. Trái hồng ăn tươi rất ngon, không cần ngâm như một số loại hồng của Việt Nam. Nhật Bản có nhiều giống hồng với hương vị, hình dáng khác nhau. Người Nhật trồng nhiều trong nhà nhưng ít khi ăn mà cứ để rụng vì sợ không an toàn thực phẩm.

4.2. Hàng quán mở 24/7

Sống tại Nhật, bạn không lo bị đói vì hàng quán mở cửa suốt 24 giờ. Những quán ăn như Yoshinoya, Matsuya, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mở cửa xuyên đêm. Lúc 3,4 giờ sáng bạn cũng có thể ra ngoài ăn

5. Việc làm thêm cho du học sinh tại Nhật Bản

Theo quy định của chính phủ Nhật thì sinh viên chỉ được làm thêm tối đa 28 tiếng/tuần.  Với quy định này, bạn có thể đảm bảo phí sinh hoạt của mình đồng thời việc học tập. Nhưng tuyệt đối các bạn không nên đi làm thêm quá số giờ quy định, vì điều này sẽ rất ảnh hưởng đến xin visa ở các nước khác của bạn rất nhiều sau này ấy.

5.1. Bento – Đóng Cơm hộp

Công việc “đóng cơm hộp” là một trong những công việc làm thêm hấp dẫn ở Nhật đối với sinh viên quốc tế. Lương cho công việc này cũng khá cao: 1.000 yên/ giờ, cộng thêm việc không yêu cầu có kinh nghiệm nên được đa số sinh viên lựa chọn.

5.2. Combini- Làm thêm tại cửa hàng tiện lợi

Làm thêm trong các cửa hàng tiện lợi cũng được nhiều sinh viên lựa chọn. Công việc ở đây tương đối nhẹ nhàng nhưng yêu cầu phải có năng lực tiếng Nhật tốt để có thể giao tiếp với khách hàng. Lương trung bình sẽ khoảng 780 yên/ giờ.

5.3. Làm phục vụ, chạy bàn cho các quán ăn

Công việc chủ yếu khi làm ở đây là bưng bê, phục vụ và dọn dẹp quán. Công việc này tương đối mệt và phải hoạt động nhiều. Tuy nhiên lại có thể giúp bạn giao tiếp tốt hơn và biết thêm được nhiều người bạn khác khi làm công việc này.
Mức lương trung bình của việc sẽ từ 700 – 1.200 yên/ giờ.

> COVID-19 khiến hành trình của nhiều du học sinh Việt Nam bị dang dở

> TOP 8 kỹ năng giúp bạn lĩnh hội khi đi du học

Nguồn Tổng hợp