Với nhiều nhà tuyển dụng thì họ cho phép ứng viên được quyền thỏa thuận về mức lương của bản thân. Vậy thì câu hỏi đặt ra, nên đàm phán lương với nhà tuyển dụng như thế nào trong buổi phỏng vấn?

Một số câu hỏi phỏng vấn xin việc tại bệnh viện

Một số câu hỏi phỏng vấn xin việc tại bệnh viện

Cùng Kênh Tuyển Sinh điểm qua một vài câu hỏi phỏng vấn xin việc tại bệnh viện để bạn thêm tự tin nhé!

1. Đàm phán lương (deal lương) là gì?

Đàm phán lương (còn gọi là deal lương), là sự thương lượng về mức lương, các phụ cấp cũng như phúc lợi mà nhà tuyển dụng sẽ chi trả ứng viên khi làm việc tại công ty. Ý kiến được đưa ra và thảo luận giữa cả hai bên cho đến khi đạt được thỏa thuận cuối cùng. Bước này thường nằm ở phần cuối trong buổi phỏng vấn, sau khi ứng viên đã đáp ứng được tất cả yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Tại sao bước này rất quan trọng trước khi bạn vào làm việc tại một công ty? Bởi vì sau khi hài lòng với mức lương nhận được, bạn sẽ không còn thắc mắc mà thay vào đó là tập trung, vui vẻ làm tốt công việc của mình hơn. Ngoài ra việc xác định được mức lương sẽ giúp bạn lập được kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm trong thời gian sắp tới. 

Nên đàm phán lương như thế nào với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn? - Ảnh 1

Nên đàm phán lương như thế nào với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn?

2. Cách deal lương hiệu quả trong buổi phỏng vấn

2.1. Xác định mức lương mình mong muốn nhận được

Việc đầu tiên khi chuẩn bị cho buổi deal lương đó là xác định được mức lương mình muốn nhận được. Đây là bước nghiên cứu, đánh giá tất cả các vấn đề liên quan đến công việc, bản thân, thị trường. Từ đó, bạn mới có cơ sở để đưa ra mức lương phù hợp nhất mà bạn mong muốn. Cụ thể hơn bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:

- Tìm hiểu kỹ về yêu cầu công việc: Cùng một vị trí nhưng mỗi công ty sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với nhân viên. Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ về tính chất, yêu cầu, khối lượng công việc. Nếu khối lượng công việc nhiều, áp lực hoặc vị trí bạn ứng tuyển có vai trò quan trọng đối với công ty hiện tại. Thì bạn có thể suy nghĩ việc nâng mức lương mong muốn cao hơn. Nếu bạn có người quen làm cùng công ty thì nên hỏi thăm để nắm rõ hơn về điều này.

- Đánh giá năng lực làm việc của bản thân: Sau khi hiểu rõ yêu cầu công việc, bạn cần đối chiếu với năng lực của bản thân. Bạn tự tin có thể đáp ứng hết tất cả yêu cầu trên hay chỉ đáp ứng được một phần nào đó? Năng lực của bạn càng cao và phù hợp với vị trí thì bạn có thể mong muốn mức lương cao hơn. Và đương nhiên, nếu bạn nghĩ mình chưa quá xuất sắc thì nên nghĩ đến mức lương vừa phải, phù hợp với đóng góp của mình cho công ty.

- Nghiên cứu mức lương trên thị trường hiện tại: Bạn có thể thử tìm hiểu trên mạng hoặc hỏi thăm người quen đã và đang làm ở vị trí đó tại các công ty khác để biết được mức lương trung bình. Sau đó bạn sẽ so sánh để biết mức lương công ty mình đề xuất thấp hay cao hơn mặt bằng chung. Biết được điều này giúp bạn dễ đàm phán hơn với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn.

- So sánh với chính sách lương, phúc lợi của công ty ứng tuyển: Nếu bạn được đề nghị một mức lương thấp hơn mong đợi của bản thân hoặc thấp hơn công ty khác thì đừng vội phản biện. Thay vào đó, bạn hãy tìm hiểu rõ hơn về các chính sách, phúc lợi công ty cung cấp cho bạn. Ví dụ, tuy lương cố định không quá cao nhưng thưởng cao hoặc công ty thường xuyên nâng lương định kỳ. Khi đã hiểu rõ tất cả thì bạn mới nên quyết định về mức lương mình muốn.

2.2. Chuẩn bị các luận điểm và diễn tập trước khi phỏng vấn

Buổi đàm phán lương rất quan trọng, bạn phải trực tiếp đàm phán với nhà tuyển dụng nên phải chuẩn bị thật kỹ càng. Nhiều nhà tuyển dụng rất có kinh nghiệm trong việc áp đảo ứng viên bằng cách đưa ra những lập luận rất thuyết phục. Đương nhiên là với mục đích hạ mức lương xuống thấp nhất có thể để tiết kiệm chi phí nhân sự cho công ty. Đó là lý do bạn nên tin vào bản thân và nắm chắc những luận điểm xác đáng mà mình đã chuẩn bị. Bên cạnh đó, bạn có thể soạn ra trước những câu hỏi và nhờ bạn bè hay người thân diễn tập buổi phỏng vấn với mình. Điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều và tránh mắc lỗi khi phỏng vấn thật sự.

2.3. Đàm phán lương với nhà tuyển dụng

Và cuối cùng cũng đã đến bước đàm phán lương chính thức với nhà tuyển dụng. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ khá lo lắng và run nếu đây là lần đầu bạn deal lương. Nhưng hãy thật bình tĩnh, tự tin, nắm rõ mức lương mình mong muốn và giữ một cái đầu lạnh. Sau đây là một số lưu ý quan trọng bạn nhớ:  

- Đề xuất lương cao hơn một chút so với mức có thể chấp nhận được: Trước hết bạn đừng tự nói ra mức lương tại công ty cũ, cũng không vội vàng đưa ra mức lương mong muốn. Khi nhà tuyển dụng hỏi đến thì hãy nâng mức lương lên cao hơn khoảng 10-15% mức lương mà mình chấp nhận được. Bởi chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hạ xuống một ít mức lương mà bạn vừa đề nghị. Thế nên, việc đề xuất lương cao hơn mức mong muốn giúp bạn có thể nhận được con số trong khoảng chấp nhận và cảm thấy hài lòng!

- Đưa ra một khoảng lương phù hợp, thay vì đề cập con số cụ thể: Nếu đã xác định được mức lương mong muốn nhận được khi làm việc tại vị trí ứng tuyển, bạn không nên đề nghị với nhà tuyển dụng con số cụ thể. Thay vào đó hãy đưa ra một khoảng chấp nhận được. Đây tựa như một thông điệp đến nhà tuyển dụng rằng bạn chỉ đồng ý đàm phán lương trong khoảng vừa đề nghị. Ví dụ như với vị trí nhân viên SEO, bạn nói ra mức lương mong muốn là từ 10 đến 15 triệu. Trong đó 10 triệu là mức lương thấp nhất mà bạn cảm thấy chấp nhận được.

- Thể hiện sự tự tin, thẳng thắn trong quá trình đàm phán lương: Sự tự tin của bạn cũng rất quan trọng vì điều đó khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn có năng lực và tin với khả năng của mình. Nếu bạn giỏi, có năng lực nhưng ngại và không thẳng thắn nói ra mức lương thì có thể bạn đã bỏ qua cơ hội cho chính mình. Bên cạnh đó, nó cũng khiến nhà tuyển dụng cũng không thoải mái khi nói chuyện với bạn.

3. Những điều không nên nói khi đàm phán lương

3.1. Không nên đề cập đến lương trong thời gian đầu cuộc phỏng vấn

Việc đề cập đến mức lương đầu tiên có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn chỉ đi làm vì tiền. Thực tế ai cũng muốn tìm một công việc với mức lương khá để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên thay vì nói thẳng, bạn hãy đề cập tới nó một cách tinh tế hơn.

Trước hết bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy năng lực, kinh nghiệm của bản thân, những gì bạn có thể làm được cho doanh nghiệp. Dựa trên những thông tin đó, nhà tuyển dụng mới có thể lựa chọn bạn với mức lương phù hợp. Và bạn có thể xem xét và đàm phán lương dựa trên mức mà doanh nghiệp đưa ra.

3.2. Không nên đề cập cụ thể về mức lương

Bạn không nên chia sẻ con số chính xác cho vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Thay vào đó bạn có thể chia sẻ khoảng lương mà bạn mong muốn, hoặc mức lương cho các vị trí tương tự.

Bạn cũng có thể đàm phán theo mức lương trên thị trường dành cho các vị trí công việc mà trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn đáp ứng được. Điều này sẽ giúp bạn vừa đạt được mức lương mong muốn và đáp ứng được những kỳ vọng công việc của nhà tuyển dụng.

3.3. Không nên nói về mức lương ở công ty cũ

Việc đề cập tới mức lương ở công ty cũ sẽ khiến bạn gặp phải nhiều bất lợi trong quá trình đàm phán lương. Bởi nhà tuyển dụng có thể dựa vào đó để đưa ra mức lương cho vị trí mà bạn ứng tuyển mà không dựa vào năng lực của bạn.

Vì vậy hãy hạn chế đề cập tới mức lương của bạn ở công ty cũ. Bạn có thể dùng lý do bảo mật thông tin để từ chối những câu hỏi về vấn đề này. Bạn cũng cần nhấn mạnh rằng, mức lương cũ chỉ thể hiện trình độ của bạn ở quá khứ. Còn với những kỹ năng và kiến thức hiện tại của bạn thì mức lương đó không còn phù hợp.

> TOP 7 câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thông tin

> Tuyển tập bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên xuất nhập khẩu

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp