Tăng lương là một nhu cầu thiết yếu của người đi làm khi họ có sự cống hiến tận tụy cho công việc và cảm thấy mình xứng đáng. Thế nhưng làm thế nào để thuyết phục được cấp trên tăng lương? 

Thất nghiệp thì nên làm gì?

Thất nghiệp thì nên làm gì?

Cụ thể chúng ta nên làm gì khi thất nghiệp? Tham khảo ngay top những công việc sau đây.

Cùng điểm qua một vài lưu ý dưới đây để đàm phán việc tăng lương với sếp của bạn!

Muốn tăng lương thì cần làm thế nào? - Ảnh 1

Đàm phán đề nghị tăng lương sao cho phù hợp, đúng chừng mực và được chấp thuận là không dễ dàng

1. Hãy có sự cân nhắc về thời điểm

Bạn cần xem xét thời điểm phù hợp với tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty cũng như với cuộc trò chuyện diễn ra. Hãy cân nhắc về những gì đang diễn ra tại giai đoạn này. Nếu đó là khoảng thời gian mọi người đang gặp khó khăn trong kinh doanh, không thu được nhiều lợi nhuận và chịu đựng nhiều tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế hay giảm tốc độ tăng trưởng do covid-19, bạn có thể không nên đề nghị tăng lương vào lúc này. Thêm vào đó, nếu cấp trên công ty bạn đang giải quyết các vấn đề như sa thải, điều chỉnh lại bộ máy công ty hoặc đang giải quyết các bê bối liên quan, bạn cần kiên nhẫn đợi thêm một thời gian khi mọi chuyện ổn thỏa hơn.

Người sáng lập của Salary Coaching.com, ông Olivia Jaras,  cho biết: “Có lẽ đây là lúc bạn cần đồng cảm với anh ấy hoặc cô ấy, xây dựng sự tin cậy. Điều đó có thể tạo tiền đề cho một cuộc đàm phán trong một vài tháng nữa, như vậy sẽ tốt hơn cho bạn”.

2. Có đánh giá chính xác khi xem lại công việc của mình

Thỏa thuận tăng lương yêu cầu bạn phải đưa ra được những lý do hợp lý, khách quan và thuyết phục thì mới nhận được sự chấp thuận. Xem xét lại công việc của bạn đồng nghĩa với việc tìm hiểu vị thế, mức lương của nó trên thị trường lao động, về khối lượng công việc bạn nhận được mỗi ngày, biểu hiện hay giá trị đóng góp của bạn cho công ty, và cả những đánh giá, nhận xét của đồng nghiệp, cấp trên về bạn trong thời gian qua. 

Có sự tìm hiểu kỹ một lần nữa về sơ yếu lý lịch bản thân cũng như mô tả yêu cầu công việc của vị trí bạn sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về những gì bạn đang làm. Khi đó, bạn sẽ biết được trong quá trình làm việc, kinh nghiệm và kiến thức, kỹ năng của bạn được nâng cao hơn trước như thế nào, được đào tạo thêm những khía cạnh khác ra sao.

3. Thấu hiểu quan điểm của cấp trên

Khi tất cả thông tin tìm hiểu về tình hình công ty cũng như bản thân bạn một cách cụ thể, tường tận, đồng nghĩa với việc bạn đã bước đầu hoàn thành những hành trang đầu tiên. Ở bước tiếp theo, bạn phải thấu hiểu quan điểm của cấp trên, tức là những nhận định và ánh nhìn của cấp trên về bạn, đứng ở vị trí của họ. Đứng ở khía cạnh này, bạn có thể liệt kê ra được những nguyên do mà họ có thể từ chối tăng lương cho bạn từ đó bạn chuẩn bị được sự phản hồi, phản biện của mình để thuyết phục họ. Dự đoán những gì sẽ xảy ra trong cuộc đối thoại sẽ giúp bạn tìm được hướng giải quyết trước khi nó xảy ra và đối phó với nó hiệu quả.

Muốn tăng lương thì cần làm thế nào? - Ảnh 2

Dự đoán những gì sẽ xảy ra trong cuộc đối thoại sẽ giúp bạn tìm được hướng giải quyết trước khi nó xảy ra và đối phó với nó hiệu quả

4. Giữ vững phong thái chuyên nghiệp

Tránh những ý kiến, quan điểm mang tính cá nhân đồng thời luôn giữ thái độ tích cực, biết bày tỏ nhưng cũng biết lắng nghe và tôn trọng phản hồi của đối phương. Một lý do có thể không được cảm thông như bạn phải nuôi 5 đứa trẻ và bạn cần một khoản thu nhập lớn hơn để chăm lo cho chúng tốt hơn, hay sự bấp bênh trong mức lương giữa bạn và đồng nghiệp. Mặc dù những lý do này có thể thực sự tồn tại trong cuộc sống thực của bạn, nhưng đây không phải là nguyên nhân đề nghị tăng lương hợp lý và chuyên nghiệp. Bạn nên khai thác lý do đến từ năng lực bản thân hay khối lượng công việc, những giá trị bạn đã đóng góp vào công ty.

5. Có kế hoạch về hướng đi lâu dài

Đàm phán đề nghị tăng lương không phải lúc nào cũng như mong đợi và bạn nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Nhận được câu trả lời “Không” là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều quan trọng là bạn biết cách chấp nhận một cách tích cực và suy nghĩ về những gì mình cần cải thiện để hướng đến kết quả tốt hơn trong tương lai.

Hãy kết thúc cuộc đối thoại với cấp trên bằng thái độ tích cực như lời cảm ơn và nụ cười. Và cũng thể hiện với họ rằng bạn vẫn giữ năng suất làm việc bình thường và thậm chí tốt hơn, đóng góp nhiều hơn chứ không vì điều này mà chán nản.

“Bạn phải có chiến lược về cách bạn tiến hành cuộc thảo luận đó”, Alex Twersky, người đồng sáng lập Resume Deli, một công ty dịch vụ sơ yếu lý lịch và sự nghiệp cho biết.

“Bạn không nên quá khắt khe. Bạn cần trở nên chuyên nghiệp, kiên nhẫn, hợp tác và xây dựng. Đây cũng có thể là một cơ hội để bạn yêu cầu phản hồi và suy nghĩ về những kỹ năng bạn có thể cải thiện để có thể nhận được một cơ hội tăng lương khác tốt hơn”, Alex Twersky nói.

Tóm lại, bạn cần phải có sự chuẩn bị chu đáo từ những gì bản thân sở hữu, cho đến những lập luận và lời cần nói lúc đề nghị tăng lương. Điều quan trọng nhất bạn cần cân nhắc vẫn chính là những giá trị đóng góp của bạn vào sự phát triển và đi lên của công ty. Tăng lương đồng nghĩa với tăng trách nhiệm, tăng nỗ lực và tăng hiệu suất công việc sao cho tương xứng với giá trị, phù hợp với vai trò trong công ty. Vì vậy, dù kết quả của việc tăng lương là lời từ chối, bạn cũng hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để thành công hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

> Nguyên nhân nào khiến bạn bị từ chối dù nhiều kinh nghiệm, lương đề nghị thấp?

> 3 xu hướng lớn nhất của thị trường việc làm vào năm 2022 là gì?

Theo Vietnamwork