8 lời khuyên giúp sinh viên du học Anh vượt qua kỳ phỏng vấn của ĐH Oxford dễ dàng hơn

Không có một câu trả lời đúng cụ thể: Theo một bạn sinh viên năm hai khoa Văn học Anh trường ĐH Oxford: “Các nhà tuyển sinh chỉ đang muốn xem cách bạn ứng phó với hoàn cảnh khó khăn như thế nào chứ không hề quan tâm bạn trả lời đúng hay không. Vậy nên bạn không phải tìm câu trả lời đúng mà hãy cố gắng đưa ra chính kiến của mình và bảo vệ nó bằng lập luận”.

Đừng cảm thấy tự ti khi mắc phải lỗi lặt vặt: Một bạn sinh viên năm hai khoa Toán trường ĐH Oxford chia sẻ: “Tôi không quá đặt nặng vấn đề với cuộc phỏng vấn này lắm mặc dù cũng có chút lo sợ. Khi bước vào phòng phỏng vấn và nghe câu hỏi, tôi nhận ra họ đang xem cách tôi ứng phó khi gặp hoàn cảnh khó khăn như thế nào. Bí kíp của tôi đó chính là hãy thật thoải mái, đừng lo lắng về những lỗi nhỏ lặt vặt. Các nhà tuyển sinh muốn tìm một sinh viên cần phải trau dồi thêm về học tập chứ không phải một sinh viên đã biết tất cả mọi thứ”.

Làm sao để vượt qua kỳ phỏng vấn của ĐH Oxford khi du học Anh?

Làm sao để vượt qua kỳ phỏng vấn của ĐH Oxford khi du học Anh?

Nói ra suy nghĩ của mình: “Hãy để cho tâm trí bạn thật thoải mái và trả lời bất kì điều gì mà ban tuyển sinh hỏi, đừng lo sợ bị phản bác lại. Đôi khi nói rõ ý kiến của mình và phát triển nó một cách tự nhiên sẽ dễ gây ấn tượng với ban tuyển sinh hơn rất nhiều, bởi nó sẽ thể hiện rõ cá tính và con người bạn”. – chia sẻ của một bạn sinh viên năm ba người Pháp của trường ĐH Oxford.

Bạn sẽ phải vượt qua “vùng an toàn” của bản thân: Một bạn sinh viên năm ba khoa Hóa trường ĐH Oxford bật mí: “Trước đây, tôi đã từng nghe các anh chị đi trước chia sẻ về độ “khủng bố” của ban phỏng vấn ĐH Oxford. Chính vì thế, tôi đã chuẩn bị rất nhiều bằng cách tự bốc câu hỏi rồi tự trả lời, tự hỏi mình về những điều mình chẳng quan tâm. Kết quả là khi đi phỏng vấn tôi toàn “bị” hỏi những câu liên quan đến chuyên môn của mình. Sau buổi hôm đó, tôi đã nhận ra một điều là dù chuẩn bị kĩ đến đâu thì mình vẫn bị lôi ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân. Thông qua những câu hỏi này, bạn tuyển sinh muốn xem xét khả năng nhận thức của bạn mà thôi.

Một điều cần lưu ý nữa, phỏng vấn không phải tất cả yếu tố để bạn được nhận vào trường hay không, điểm học tập và hoạt động xã hội của bạn vẫn quan trọng hơn nhiều”.

Đừng lo lắng nếu có ý kiến không giống với ban tuyển sinh: Một cựu sinh viên khoa Địa trường ĐH Oxford chia sẻ: “Hầu như ai cũng hiểu một điều là các nhà tuyển sinh là người hiểu biết hơn và ý kiến của họ thường đúng. Nhưng đừng vì thế mà không dám phản bác lại ý kiến của họ nếu bạn cảm thấy họ sai nhé! Các nhà tuyển sinh muốn xem khả năng tranh luận và giữ chính kiến của bạn đến đâu mà.”

Làm đẹp bảng điểm và bản giới thiệu bản thân: Theo chia sẻ của một du học sinh khoa Di truyền trường ĐH Oxford: “Tôi đã từng có hai cuộc phỏng vấn và điều thú vị là cả hai đều hỏi tôi về những kiến thức chuyên ngành khá cao siêu. Để vượt qua những câu hỏi kiểu này, bạn nên chuẩn bị một học bạ đẹp, bản giới thiệu bản thân và mang theo chúng. Bạn có thể nhắc lại những điều trong bảng điểm và bản giới thiệu đã có nhưng theo một cách độc đáo hơn thay vì nhắc lại thông tin đơn thuần.

Bạn có thể nói về lý do vì sao bạn thích và có thế mạnh ở môn học nào đó chẳng hạn. Đừng lo lắng quá nhé, đôi khi áp lực giúp chúng ta thành công mà!”

Tìm hiểu thật kĩ thông tin về trường: “Tôi cũng đã có một cuộc phỏng vấn khá căng thẳng với ban tuyển sinh cua Oxford. Tuy nhiên, vì đã có tìm hiểu về trường từ trước thông qua website cũng như ngày hội thông tin, tôi đã hiểu được khá nhiều về yêu cầu của trường đối với sinh viên trong trường. Bạn có thể hỏi những thông tin này từ các anh chị sinh viên cũng như cựu sinh viên của trường. Thường thì, ban tuyển sinh muốn hiểu rõ lý do vì sao bạn chọn ngành học này, có khả năng nghĩ xa và có thể kích thích được những ý tưởng sáng tạo hay không?” – một bạn sinh viên người Pháp của trường ĐH Oxford đã ra trường chia sẻ.

Thoải mái và hãy luôn là chính mình: Cuối cùng là lời chia sẻ của một bạn sinh viên năm hai khoa Luật trường ĐH Oxford: “Phỏng vấn luôn là điều khiến nhiều người lo sợ. Đừng làm như vậy nữa và cũng đừng cố đoán xem bạn sẽ bị hỏi những gì. Lời khuyên của tôi là bạn cứ thế trả lời và thể hiện rõ ý kiến cá nhân của mình. Bởi hầu như những nhà tuyển sinh không muốn kiểm tra bạn đã biết mà muốn xem bạn có phù hợp với cách dạy này không…”.

Những câu phỏng vấn “không giống ai” của đại học Oxford dành cho du học sinh Anh

Giữ vững truyền thống đưa các câu hỏi “quái chiêu” vào phỏng vấn, năm nay Đại học Oxford danh tiếng của Anh tiếp tục “hành” thí sinh bằng những câu hỏi không giống ai. Do có quá nhiều đơn. Do có quá nhiều đơn đăng ký, Đại học Oxford ngày càng đưa nhiều câu hỏi phỏng vấn và bài kiểm tra năng khiếu vào đánh giá kiến thức cũng như khả năng suy luận của thí sinh.

Ngoài nộp bảng điểm phổ thông, hầu hết các thí sinh phải trải qua hai vòng phỏng vấn, kiểm tra năng khiếu, viết bài luận và có người giới thiệu.

Điều gì là bình thường đối với con người?” – câu hỏi phỏng vấn vào khoa Tâm lý học, trường Brasenose College thuộc Oxford.

“Hãy nói cho tôi nghe về nó” – là câu hỏi dành cho thí sinh đăng ký ngành sinh vật tại trườngSt Anne’s College được cho xem một cây xương rồng.

“Tại sao mắt mèo lại sáng rực trong bóng tối?” – câu hỏi của các giáo sư dành cho thí sinh Khoa công nghệ Y sinh trường St Peter’s College.

“Nếu ai đó liều mạng số của anh ta và của người khác, khi chơi thể thao hoặc các hoạt động mạo hiểm khác, anht a nên được coi là một anh hùng hay một thằng ngốc?” dành cho thí sinh thi vào trường Pembroke College.

“Tại sao sinh viên thích xem series phim truyền hình "Coronation Street" khi mà nó đã được chiếu suốt 50 năm qua?” câu hỏi dành ch các thí sinh nộp đơn vào chuyên ngành Văn học Anh. Giáo sư Lynn Robson, giảng viên văn học Anh, cho biết các câu hỏi kiểu trên được thiết kế nhằm kiểm tra kỹ năng phân tích văn học có thể được áp dụng vào lĩnh vực văn hóa quần chúng như thế nào.

Nếu bạn có thể sáng tạo ra một nhạc cụ mới, âm thanh của nó sẽ như thế nào?” khi phỏng vấn thí sinh ngành âm nhạc.

Các quan chức phụ trách tuyển sinh của trường Oxford cho biết các câu hỏi phỏng vấn nhằm mục đích “buộc thí sinh phải suy nghĩ, chứ không phải nhắc lại một kiến thức hoặc câu trả lời có sẵn." Tuy nhiên, họ tránh hết sức đưa ra những câu hỏi “bẫy."

Các câu hỏi kiểu này rất “mở” và người phỏng vấn chủ yếu quan tâm đến trí tưởng tượng của người được hỏi.

Ngoài ra còn có rất nhiều câu hỏi khác bấy lâu vẫn được coi là phần “khoai” nhất và khiến thí sinh hồi hộp nhất trong thủ tục tuyển sinh của các trường thuộc Oxford.

Những câu hỏi này không có mục đích tìm kiếm một đáp án đúng hoặc kiểm tra kiến thức chuyên ngành của thí sinh, mà nhằm đánh giá xem các em sẽ phản ứng ra sao trước một ý tưởng mới.

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, visa du học Anh việc làm thêm khi chọn du học Anh có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.