Chứng biếng ăn là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ và là nỗi lo lắng bậc nhất của cha mẹ. Vậy làm sao trẻ không biếng ăn? Hãy cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu về những cách hữu ích này nhé!
1. Biếng ăn và nguyên nhân biếng ăn
Biếng ăn là tình trạng thiếu hứng thú với thức ăn, từ chối bổ sung, nạp chất dinh dưỡng vào cơ thể. Đây là hiện tượng sinh lý của nhiều trẻ nhỏ sau 1 tuổi.
Dẫu vậy, trẻ biếng ăn cũng có thể do trẻ đang bị nhiễm bệnh hoặc thậm chí là phản ứng tâm lý sau một số tình huống cụ thể. Chẳng hạn như là trẻ sợ ăn do bị ép ăn uống trong thời gian dài; ăn vặt nhiều nên không ăn bữa chính nữa; mải mê chơi đùa nên "quên" cả ăn uống,... Bên cạnh đó là do các bệnh như thiếu máu, thiếu sắt hay thậm chí là thiếu vận động khiến trẻ lười ăn và chậm lớn so với các cô cậu bé cùng tuổi.
Làm sao để trẻ không biếng ăn?
2. Giải pháp dành cho trẻ biếng ăn
2.1. Chế biến món ăn hấp dẫn hơn
Có lẽ các mẹ đã biết, mùi vị món ăn càng hấp dẫn thì các bé càng thích thú khi em. Bên cạnh, việc tạo hình bắt mắt cho món ăn chính là điểm cộng kích thích sự tò mò của bé. Từ đó, bé sẽ thích khám phá, thích ăn uống và hình thành thói quen ăn đầy đủ, đúng giờ cùng gia đình. Do vậy, các bà các mẹ đừng quên trau dồi về kỹ năng nấu nướng nhằm giúp chế biến món ăn hấp dẫn hơn nhé.
2.2. Tạo không khí vui vẻ trên bàn ăn, không ép ăn
Trên thực tế, một bàn ăn mà luôn có sự cãi vả, la mắng hay những yêu cầu nghiêm khắc từ cha mẹ thì chẳng đứa trẻ nào yêu thích cả. Thay vào đó, hãy cùng nhau tạo ra một bầu không khí vui vẻ. Chẳng hạn trẻ lười ăn rau, thích ăn thịt thì mẹ có thể bảo là cho phép trẻ ăn nhiều thịt nhưng ăn hai đũa rau thì mới ăn một muỗng thịt. Ngoài ra, khi trẻ đang phản cảm với món ăn ấy thì các mẹ không nên bắt này bắt nọ. Thay vào đó, hãy thử chế biến món ăn sao cho có thể trộn đều cả rau, xà lách dầm với thịt băm để trẻ có thể ăn được đầy đủ chất dinh dưỡng. Bằng cách này, có thể kích thích vị giác và giúp trẻ ăn được nhiều món ngon đấy.
2.3. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn
Có lẽ các mẹ chưa biết, việc cho trẻ uống sữa, uống nước trái cây trước bữa ăn thì sẽ khiến cho trẻ cảm thấy no bụng và biếng ăn đối với bữa ăn chính. Bên cạnh đó, các món ăn vặt như xúc xích, bánh canh, đậu hủ, hoành thánh,... đều sẽ là các món ăn vặt hấp dẫn, làm đầy bụng và thúc đẩy cảm giác no trong trẻ. Từ đó, hình thành thói quen ăn vặt, không ăn chính đối với các trẻ nhỏ. Do vậy, các gia đình tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn nhé!
Giải pháp dành cho trẻ biếng ăn mà cha mẹ nên biết
2.4. Thiết lập thói quen vận động
Vận động là một thói quen cực kỳ tốt cho sức khỏe. Bên cạnh hỗ trợ hệ hô hấp, tim mạch mà còn kích thích tuyến bài tiết trên da nhằm tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, thiết lập thói quen vận động sẽ tiêu hao calo và khiến trẻ mau đói. Đồng thời, kích thích vị giác thèm ăn và có thể ăn bất kỳ thứ gì miễn bổ sung năng lượng kịp thời. Do vậy, các bậc cha mẹ nên tích cực thiết lập thói quen vận động để ngăn ngừa tính biếng ăn ở trẻ nhé!
2.5. Ăn nhẹ bằng các thực phẩm tốt cho sức khỏe
Có lẽ khi đọc mục này ở đây với mục trên, bạn sẽ thấy hơi mâu thuẫn đúng không? Trên thực tế thì không đâu. Chẳng hạn việc cho con ăn nhẹ bằng các món khai vị như xà lách, gỏi không cay,... thì đây là những món có đầy đủ chất dinh dưỡng và hữu ích với sức khỏe đấy. Bên cạnh đó, các món nhẹ này còn kích thích vị giác khiến con trẻ thèm ăn hơn đấy!
2.6. Khuyến khích con vào bếp cùng mẹ
Việc khuyến khích cho con vào bếp là một cách để con được thỏa sức tưởng tượng và lựa chọn món ăn mà con thích để dùng cho bữa ăn chính. Có đôi khi cha mẹ sẽ không nhận biết được con thích ăn gì bằng chính con trẻ đâu. Do vậy, hãy để con vào bếp cùng mẹ và cho phép con chọn những món ăn con thích nhé. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên để con thử chế biến món ăn con thích để chúng hiểu được sự vất vả trong quá trình nấu nướng của mẹ mà từ đó bất tri bất giác quý trọng món ăn hơn nhé!
> Làm sao để trẻ không nghiện game?
> Muốn con ngoan thì đừng dạy con cách giao tiếp giả tạo
Theo Bảo Châu - Kênh tuyển sinh