Trong thời buổi hiện đại, khi mà cuộc sống vật chất phát triển đầy đủ và tiện lợi, con trẻ lại dễ mắc phải những bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm, chẳng hạn như béo phì. 

Làm sao để trẻ không nghiện game?

Làm sao để trẻ không nghiện game?

Game hay internet là chứng công cụ giải trí không hề xa lạ với nhịp sống hiện đại. Thế nhưng những công cụ này dần trở thành “chất gây nghiện” độc hại, đặc biệt là...

1. Nguyên nhân vì đâu trẻ béo phì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ. Tựu chung lại có thể kể đến như:

  • Trẻ ăn uống những thức ăn nhanh, đồ tiện lợi
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh
  • Trẻ chỉ ăn những món khoái khẩu, mất cân bằng chất
  • Uống nước ngọt, nước có gas hay ăn vặt, ăn đồ ngọt quá nhiều
  • Lối sống ít vận động
  • Béo phì do di truyền hay rối loạn chuyển hóa
  • Béo phì do thường xuyên căng thẳng
  • Trẻ ngủ ít, bị rối loạn giấc ngủ dẫn đến béo phì

Giảm cân cho trẻ béo phì - Làm sao cho an toàn? - Ảnh 1

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ

2. Dấu hiệu trẻ đã mắc chứng béo phì?

Khi nói về những dấu hiệu để phát hiện trẻ có béo phì hay không, thông thường sẽ có một số cách:

  • Dễ nhận thấy nhất là sự biến đổi về tỉ lệ cơ thể của trẻ. Các phần như bắp tay, bắp đùi, bụng,... có những ngấn mỡ cuốn lên.
  • Đánh giá qua các chỉ số về số đo cơ thể, độ tuổi, chiều cao, mức tăng trưởng,... nếu các chỉ số chênh lệch nhau khoảng 20% thì trẻ có vấn đề về cân nặng. 
  • Khi bác sĩ có kết luận trẻ có khả năng mắc chứng béo phì, con trẻ có thể tham gia một số xét nghiệm như thăm dò mỡ máu, định lượng nội tiết, siêu âm ổ bụng,... để xác minh xem thật sự trẻ có mắc chứng béo phì hay không. 

3. Những nguy cơ rình rập khi trẻ mắc chứng béo phì

Béo phì là một bệnh lí rất đáng báo động bởi nó có thể là nền tảng sản sinh ra các bệnh lí nghiêm trọng khác:

  • Các bệnh về tim mạch (nhồi máu cơ tim, tắc van tim,...)
  • Các bệnh về đường huyết (đái tháo đường, máu nhiễm mỡ,...)
  • Các bệnh về xương khớp (gút, viêm xương khớp,...)
  • Dễ gặp các vấn đề về hô hấp
  • Nền tảng cho các biến chứng ung thư 
  • Tăng tỉ lệ tử vong khi nhỏ tuổi và tàn tật khi trưởng thành

4. Những cách giảm cân an toàn cho trẻ béo phì

Giảm cân là một quá trình không hề dễ dàng. Đặc biệt là đối với những đứa trẻ mắc chứng béo phì - chúng đã quen với lối sống, lượng thức ăn sử dụng hằng ngày. Vậy có những cách nào để những đứa trẻ này thay đổi? 

4.1 Hãy đồng hành bên con

Đôi khi, cha mẹ lại chính là nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ. Sự thiếu vắng bên con do bận rộn hay thờ ơ đối với thói quen ăn uống của trẻ chính là nguồn cơn cho trẻ mắc chứng béo phì. Khi bệnh lý của con nghiêm trọng, cha mẹ cần gấp rút thay đổi tình trạng để giúp con vượt qua bệnh lý.

Trước hết, đừng vội chỉ trích hay cấm đoán con một cách nghiêm khắc. Nếu chỉ trích, cấm đoán hay bất kì hành động phản ứng tiêu cực dữ dội đối với trẻ, rất có thể chúng sẽ bị kích động về lòng tự trọng và tính phản nghịch. Hãy bình tĩnh và từ tốn với con. Giải thích cho chúng rằng chúng đang gặp phải vấn đề về sức khỏe, nguyên nhân và hậu quả mà bệnh lý này sẽ mang lại. Chúng cần biết rằng tình trạng hiện tại rất đáng báo động, nhưng chỉ cần tuân theo những hướng dẫn giảm cân an toàn, trẻ sẽ lấy lại được vóc dáng và cải thiện sức khỏe. Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần đặt thêm nhiều sự chú ý và kiên nhẫn với trẻ hơn.

4.2 Xây dựng lại thói quen ăn uống

Điều kế tiếp sau khi nhận được kết quả xác nhận về bệnh lý béo phì của trẻ, là cần hành động ngay để thay đổi. Chấn chỉnh về thói quen ăn uống thoạt đầu sẽ gây cho trẻ không ít khó chịu, nhưng đây là điều cần làm để không đẩy tình trạng thừa cân thêm trầm trọng.

Khuyến khích con tự cảm nhận và điều chỉnh lại tình trạng ăn của bản thân: hãy ăn khi đói và dừng ăn trước khi no căng. Tốt hơn hết, trẻ chỉ nên ăn lửng bụng và uống nước nhiều hơn. Giới hạn khu vực ăn uống trong phòng bếp, trên bàn ăn thay vì để trẻ ăn uống ở mọi góc. Không để trẻ ăn một cách vô thức khi đang diễn ra các hoạt động như học tập, chơi đùa, đọc sách,... Đôi khi do bận tập trung, căng thẳng hay áp lực sẽ khiến trẻ vô thức hấp thụ thêm lượng lớn thức ăn để giải tỏa tâm lý, gián tiếp gây tăng cân.

Cha mẹ có thể chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa và phân chia chúng hợp lí cho trẻ dùng trong ngày. Nên cho trẻ ăn lượng nhiều hơn vào buổi sáng và giảm dần lượng thức ăn vào cuối ngày.

Giảm cân cho trẻ béo phì - Làm sao cho an toàn? - Ảnh 2 

Hãy khuyến khích con tự cảm nhận và điều chỉnh lại tình trạng ăn của bản thân

4.3 Lựa chọn và xây dựng lại khẩu phần ăn giảm béo cho trẻ

Khi xây dựng lại khẩu phần ăn giảm béo cho trẻ, có những điều mà cha mẹ cần lưu ý đảm bảo như sau:

  • Giảm tối đa tinh bột và đường. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên liệu khác để thay thế như ăn khoai, ngũ cốc nguyên hạt thay vì cơm, dùng mật ong thay đường,... Dùng những chất dễ tiêu thay thế cho những món nhiều tinh bột, bột đường hằng ngày.
  • Tăng thêm các thực phẩm chứa protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất, nước. Điều này là chắc chắn phải làm vì cần cho trẻ ăn những chất thay thế tinh bột, đường và chất béo những vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng. Khuyến khích trẻ ăn trái cây hoặc uống sinh tố trái cây, rau quả thay vì uống nước ép vì chất xơ giúp trẻ no lâu hơn, hỗ trợ tiêu hóa. 
  • Lựa chọn sản phẩm sữa phù hợp với trẻ. Nhiều cha mẹ vì sợ con béo thêm, cắt mất sữa khỏi khẩu phần ăn của con. Điều này vô tình dẫn đến việc trẻ có thể bị kém phát triển vì thiếu dưỡng chất từ sữa. Cha mẹ nên lựa chọn lại các loại sữa như sữa ít béo, ít đường, không đường,... thay vì loại bỏ sữa hẳn khỏi khẩu phần ăn.
  • Không cố loại bỏ hoàn toàn chất béo khỏi khẩu phần ăn nhưng có chọn lọc. Sử dụng các loại chất béo lành mạnh từ dầu ô liu, cá béo, quả hạch, quả bơ, sữa tách béo, sữa không đường,... Không sử dụng các chất béo không lành mạnh như dầu, mỡ động vật,... 
  • Cố gắng chế biến các món ăn theo kiểu “eat-clean”, tức là chế biến theo phương pháp đơn giản như hấp, luộc,... tránh chế biến theo các phương pháp cần sử dụng dầu mỡ như chiên, rán, xào,...
  • Hạn chế sử dụng các gia vị quá nhiều như đường, muối, bột ngọt,.... Việc có quá nhiều gia vị trong món ăn khiến trẻ dễ háo ăn và hấp thu dưỡng chất không hiệu quả.
  • Không cho trẻ sử dụng các chất kích thích như caffeine, cocaine,... Các chất kích thích này sẽ tăng cảm giác thèm ăn của trẻ.
  • Loại bỏ các món ăn vặt, đồ đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh,... khỏi khẩu phần của trẻ. Những nhà bán hàng vì để chiều lòng khách hàng thường sẽ chế biến các món ăn theo hướng khoái khẩu, dễ có nhiều gia vị và dầu mỡ. Những món ăn này sẽ khiến trẻ bị lôi cuốn, không thể ngừng ăn.

Giảm cân cho trẻ béo phì - Làm sao cho an toàn? - Ảnh 3

Khi xây dựng lại khẩu phần ăn giảm béo cho trẻ, có những điều mà cha mẹ cần lưu ý đảm bảo

Với thời buổi hiện đại ngày nay, cha mẹ hoàn toàn có thể tham khảo các thực đơn giảm cân, eat clean cho trẻ giảm béo từ nhiều nguồn. Hoặc giả cha mẹ có thể xin ý kiến từ bác sĩ về những thực phẩm cần lưu ý cho trẻ sử dụng để xây dựng một thực đơn những bữa ăn giảm béo.

4.4 Cho trẻ tập luyện thể dục thể thao

Vận động đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người dù có mắc chứng béo phì hay không. Thay đổi về ăn uống chưa đủ để giảm béo cho trẻ. Điều càng quan trọng để giúp trẻ cải thiện sức khỏe là vận động. 

Hãy cho trẻ tham gia lớp học thể chất hoặc các hoạt động thể dục thể thao. Đá bóng, nhảy múa, cầu lông, chạy bộ,.... bất kỳ hoạt động nào tăng cường sự vận động cho trẻ cần được chú trọng hơn nữa.

Dùng chính những hoạt động thể chất này để thay thế cho thói quen ăn uống không tốt của trẻ trước đây. Đây không chỉ là hành động để phục vụ cho quá trình giảm béo, trẻ còn có thể giảm thiểu thời gian tiêu tốn vào giải trí qua thiết bị điện tử; phát triển thêm thể chất, nhân cách của con khi. Cha mẹ cũng có thể tăng tiến thêm tình cảm với con cái khi tham gia các hoạt động cùng con.

Đừng quên chú tâm các hoạt động văn - thể - mỹ ở trường. Ngoài các giờ học căng thẳng, trẻ nên được giải tỏa bằng hoạt động thể chất để cân bằng lại. 

Giảm cân cho trẻ béo phì - Làm sao cho an toàn? - Ảnh 4

Vận động đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người dù có mắc chứng béo phì hay không

4.5 Lập bảng ghi nhận hoạt động của trẻ

Bạn nên lập một bảng theo dõi về quá trình giảm cân cho trẻ. Đặt chúng ở những nơi trẻ dễ thấy như phòng của trẻ, phòng khách, phòng ăn,... Để ghi nhận những nỗ lực trong quá trình giảm cân của trẻ, nhắc nhở những mục tiêu kế tiếp trẻ cần thực hiện. Điều này sẽ giúp trẻ có thêm động lực và niềm vui khi nhận ra quá trình nỗ lực của bản thân được ghi lại và gắt hái những thành tựu

4.6 Đặt mục tiêu vừa sức với con và có sự khen thưởng

Cha mẹ có thể linh động xây dựng những mục tiêu giảm cân cho trẻ. Nếu tuần này con ăn được 7 ngày rau xanh sẽ thưởng cho con một món quà. Nếu tháng này con giảm được 3 kí sẽ được dắt đi chơi,....

Hãy đưa ra những mục tiêu phù hợp với khả năng và tình trạng của trẻ. Tránh việc quá ép con giảm cân sẽ khiến trẻ áp lực hoặc thiếu chất, tệ hơn là không còn hứng thú để duy trì việc giảm cân. 

4.7 Đừng để con một mình

Đây tưởng chừng là phương pháp đã được nhắc từ đầu, nhưng nó vẫn rất quan trọng. Cha mẹ cần bên con và cho trẻ biết chúng không một mình. Hãy tìm cách cho trẻ cởi mở và có những người bạn đồng hành. Không chỉ riêng bạn mà kể cả những người bạn cùng lứa với trẻ cần kết hợp với nhau để giúp trẻ giảm cân. Khi mắc chứng béo phì, rất có thể trẻ sẽ lâm vào tình trạng bị kì thị về ngoại hình. Vai trò kề sát bên con và động viên, hướng dẫn con nghĩ theo hướng tích cực rằng trẻ đang rất cố gắng để cải thiện là vô cùng cần thiết. Khuyến khích con quan sát các bạn có vóc dáng chuẩn để con có hình tượng để hướng tới, nhưng cần khéo léo hết sức để trẻ không cảm thấy bị so sánh hay miệt thị ngoại hình.

> Có nên cho con du học từ khi còn nhỏ?

> 8 dấu hiệu thể hiện sự kiểm soát con quá mức của cha mẹ

Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh