Làm cha mẹ, ai cũng muốn nuôi dạy con mình trở thành một người có tính độc lập, tự chủ cao. Vậy là sao để nuôi dạy trẻ trở thành một người như vậy? Cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới.
1. Dạy con kiểm soát cảm xúc và hành vi
Đây sẽ là một trong những thử thách đối với cha mẹ, đòi hỏi có sự kèm cặp và uốn nắn trẻ liên tục. Bậc cha mẹ nếu muốn con trở thành một người có tính tự chủ thì cần dạy cho trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc cũng như hành vi. Ví dụ như trẻ có quyền vui chơi, nhưng không thể quá khích mà to tiếng, đánh nhau với người khác khi có xung đột. Một khi trẻ có thể học được cách kiểm soát cảm xúc và hành vi, trẻ sẽ sớm định hình được tính cách và vững mạnh về tinh thần. Ngược lại, nếu không biết cách kiểm soát chính mình, trẻ sẽ lớn lên và trở thành một người cáu gắt và vô tâm.
Trẻ có quyền vui chơi, nhưng không thể quá khích mà mất bình tĩnh
2. Lắng nghe ý kiến của trẻ
Cha mẹ muốn con có thể trở thành một người có tính tự chủ thì trước hết phải tôn trọng ý kiến của con. Hãy cho bé được quyền tham gia đóng góp ý kiến, lắng nghe những cảm nhận của trẻ. Khi chúng cảm thấy mình được lắng nghe, chúng sẽ có thêm sự tự tin để nói lên tâm tư của mình. Điều này nuôi dưỡng tính tự tin trong trẻ cũng như mở lối tính cách cho trẻ trở thành một người hòa đồng. Từ những lần trẻ nghe và được lắng nghe, trẻ sẽ học được cách tiếp thu ý kiến và đưa ra đánh giá một cách hợp lý và tinh tế.
3. Tránh có những hành động khiến trẻ cảm thấy được dựa dẫm
Khi con đã lớn, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không cho trẻ có sự ỷ lại quá nhiều vào bạn nếu bạn muốn chúng trở thành người tự chủ. Trẻ lớn thì không nên ngủ chung với cha mẹ nữa, không cần đi có dắt, ăn có người chăm, không bồng bế hay quan tâm quá mức. Trẻ cần học được việc hành động độc lập và không phụ thuộc vì không cha mẹ nào có thể bên con mãi mãi để chăm sóc con. Vì vậy, thay vì bảo bọc quá mức, bạn sẽ cần cho trẻ tập đứng dần trên đôi chân của chính chúng, giao cho chúng những trách nhiệm để chúng hoàn thành.
Khi con đã lớn, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không cho trẻ có sự ỷ lại quá nhiều vào bạn
4. Tập cho trẻ tự làm việc
Hãy cho trẻ tập làm việc nhà, học nấu ăn và giải quyết một số vấn đề trong gia đình. Điều này tưởng chừng như có hay không cũng được, nhưng trên thực tế nó đóng một vai trò khá lớn để định hình trẻ trở thành một người tự chủ. Con rồi cũng sẽ lớn, phải sống tự lập thậm chí xa gia đình. Bạn sẽ không thể lúc nào cũng bên con để nấu cho chúng món chúng ăn, giặt giũ quần áo chúng mặc hay dọn dẹp mãi những thứ chúng bày bừa. Vì thế con cần học tất cả những điều đó từ sớm để sau này tránh phải phụ thuộc vào bất kỳ điều gì.
5. Dạy con tự kỷ luật
Một trong những đức tính cần có để trở thành một người tự chủ là tính kỷ luật. Thức dậy biết dọn dẹp giường, lấy đồ biết để về chỗ cũ, chủ động thời gian học tập và vui chơi,... Điều này sẽ giúp trẻ trở thành một người có nguyên tắc và giới hạn của bản thân. Nhất là khi chúng rời xa vòng tay gia đình, chúng sẽ không vì thay đổi môi trường mà đánh mất đi nề nếp.
Một trong những đức tính cần có để trở thành một người tự chủ là tính kỷ luật
6. Dần trao cho trẻ quyền tự quyết định
Để trở thành một người tự chủ thì không thể phụ thuộc vào quyết định của người khác. Hãy tập cho con bạn đưa ra sự quyết định và trao quyền cho trẻ tự quyết định tùy trường hợp. Có thể để trẻ chủ động chơi trước học sau miễn trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng như dự kiến, cho trẻ được mặc quần áo có màu chúng thích, tự quyết định mình sẽ ăn món gì,... Những hành động tuy nhỏ nhưng sẽ giúp trẻ dần độc lập trong suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân của chúng.
7. Thường xuyên khích lệ, khen ngợi trẻ
Không dễ để trở thành một người có tính tự chủ cao. Trẻ sẽ phải học rất nhiều để làm được điều đó. Vì vậy hãy đồng cảm với trẻ. Chúng đang đi trên con đường định hình tính cách, và thay vì la mắng, hạ thấp chúng, hãy cố gắng động viên và góp ý chân thành. Đừng khiến trẻ cảm thấy chúng đang bị cha mẹ xem nhẹ vì điều đó khiến trẻ e ngại khi bày tỏ quan điểm, lâu dần trở thành tính tự ti và dễ phụ thuộc. Khi chúng đưa ra những ý tưởng tốt, đừng ngần ngại dành cho chúng lời khen ngợi. Khi trẻ được công nhận với thành tựu của mình, trẻ sẽ dần có sự tự tin và kích phát thêm tính sáng tạo. Điều này nuôi dưỡng đức tính độc lập và khai phá thêm tiềm năng trong trẻ.
> 8 dấu hiệu thể hiện sự kiểm soát con quá mức của cha mẹ
> Những thói quen giúp trẻ phát triển kỹ năng sống
Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh