Có nhiều trường hợp trẻ không quá tự tin để nêu ra quan điểm của bản thân, dần dà dẫn đến việc trẻ không còn chính kiến của riêng mình. Vậy phụ huynh nên làm gì để giúp trẻ khắc phục điều này?

Nhận biết trẻ đang bị căng thẳng quá mức qua 7 dấu hiệu

Nhận biết trẻ đang bị căng thẳng quá mức qua 7 dấu hiệu

Đôi khi, phụ huynh vì quá bận rộn nên đã lờ đi những biểu hiện bất thường của trẻ. Cùng điểm qua 7 dấu hiệu để sớm nhận ra vấn đề của trẻ khi chúng...

1. Để trẻ tự mình trả lời

Theo tạp chí Parents, cho dù là chào hỏi người lớn gặp ở trên đường hay gọi món ăn riêng, cha mẹ nên để con tự nói. Đôi khi, nhiều cha mẹ muốn hỗ trợ con cái, đặc biệt khi trẻ nhút nhát, họ sẽ trả lời thay. Việc này vô tình ngăn chặn sự tự tin và độc lập của con, khiến trẻ càng nhút nhát, thiếu quyết đoán trong tương lai.

Làm cách nào để khuyến khích trẻ nói ra quan điểm của mình? - Ảnh 1

Việc trả lời thay con vô tình ngăn chặn sự tự tin và độc lập của trẻ, khiến trẻ càng nhút nhát, thiếu quyết đoán 

2. Tinh tế khi thảo luận với con 

Mỗi ngày, cha mẹ nên dành thời gian để trò chuyện với trẻ, có lẽ trong bữa ăn hoặc khi đi dạo cùng gia đình. Bạn có thể nói chuyện và hỏi con nghĩ gì, đợi con trả lời. Được người lớn trò chuyện thật sự sẽ giúp trẻ suy nghĩ và dần dần cởi mở, nói nhiều hơn. 

3. Không phán xét trẻ

Trẻ em thường suy nghĩ rất cẩn thận khi nào chúng sẽ nói ra vấn đề nào đó. Nhưng khi bị đánh giá, phán xét tiêu cực, trẻ sẽ dừng lại. Điều quan trọng là khi trẻ em cố gắng đưa ra một chủ đề, cha mẹ có thể lắng nghe mà không phán xét hay kích động trẻ. Nếu thấy con nói khó hiểu, cha mẹ có thể hỏi thêm để trẻ diễn giải. 

Tránh "dán nhãn" cho trẻ: Việc "dán nhãn" tính cách, thói quen cho trẻ có thể cản trở sự tự tin của chúng theo nhiều cách. Trẻ em dễ dàng thích nghi với đặc điểm nhận dạng do cha mẹ "truyền" lại cho chúng. Điều này có thể khiến trẻ khó thoát khỏi mặc định đó, tìm kiếm và phát huy thế mạnh của mình. 

Làm cách nào để khuyến khích trẻ nói ra quan điểm của mình? - Ảnh 2

Khi bị đánh giá, phán xét tiêu cực, trẻ sẽ không dám tiếp tục nói lên quan điểm của chúng

4. Hỗ trợ củng cố ý kiến của trẻ

Khi trẻ đưa ra một ý kiến nào đó, cha mẹ có thể tìm kiếm các thông tin hỗ trợ về nhận định của trẻ. Điều này giúp trẻ cảm nhận, suy nghĩ và biến nó thành điều sáng suốt. Dần dần, trẻ sẽ quyết đoán hơn và tự tin đưa ra quan điểm của mình. 

> Trường học ở Nhật Bản có những quy tắc phổ biến nào?

> Những kiểu phụ huynh sẽ dễ dạy ra được con ngoan

Theo Zing news