Đôi khi trong các cuộc phỏng vấn xin việc có sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là đối với công ty nước ngoài, bạn sẽ khó mà tránh khỏi các câu hỏi “khó nhằn”. Để vượt qua được thử thách này, bạn không những cần phải vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, mà còn phải gợi nên được sự chú ý và tò mò từ phía nhà tuyển dụng.
> Người Việt khó học tiếng Anh do trở ngại về phát âm
> Tài liệu, giáo trình học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm
Trả lời được những câu hỏi phỏng vấn với một thái độ tích cực và tự tin sẽ là chìa khoá để bạn thành công.
Bài viết sau đây sẽ liệt kê ra 5 câu hỏi khó thường gặp trong các buổi phỏng vấn. Đồng thời hướng dẫn bạn bí quyết “xử lý” các câu hỏi này một cách thông minh nhất.
Câu hỏi #1: TELL ME ABOUT YOURSELF (Giới thiệu bản thân)
Một cách cơ bản, đây không phải là một câu hỏi. Nhưng phần quá đỗi quen thuộc trong các kỳ phỏng vấn này chính là điều mà ứng viên thể hiện bản thân.
Trả lời tốt câu hỏi này sẽ giúp bạn bước đầu "ghi điểm" đối với nhà tuyển dụng
Bạn không nên trả lời rằng: I’m from Oklahoma. I have three sisters. And my most favorite food in the world is bacon. (Tôi đến từ Oklahoma. Tôi có 3 người chị. Món ăn yêu thích của tôi là thịt xông khói).
Người tuyển dụng muốn hiểu về bạn, nhưng hiểu những thông tin liên quan đến công việc. Điều này cũng có nghĩa bạn nên trả lời có liên quan đến kỹ năng và công việc bạn đang ứng tuyển. Kết nối các kỹ năng của mình với kinh nghiệm cuộc sống. Bạn không nên chia sẻ quá nhiều các thông tin cá nhân đời thường hay vấn đề không liên quan. Chúng có thể khiến buổi phỏng vấn của bạn trở nên kỳ lạ và khó xử đấy!
Thay vào đó, bạn nên nói: I’ve been teaching English for twenty years already. I spent a great part of those twenty years travelling from one country to another to reach people and children who want to know learn about the English language. (Tôi đã làm giáo viên tiếng Anh được 20 năm. Tôi đã dành ra một phần quý giá trong 20 năm ấy để đi du lịch khắp nơi và gặp gỡ những người dân cũng như trẻ em muốn học tiếng Anh)
Câu hỏi #2: Why do you want this job (Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?)
Đây chính là một cơ hội tuyệt vời khác để bạn “đánh bóng” được kỹ năng cũng như các kinh nghiệm có liên quan về công ty bạn muốn làm việc. Vào thời điểm này bạn nên chia sẻ vì sao bạn yêu thích công ty và lý do bạn muốn trở thành một phần của nơi này. Hãy gây ấn tượng với người phỏng vấn bằng những thông tin bạn tìm hiểu trước về doanh nghiệp. Điều này sẽ thể hiện được niềm đam mê chân thành của bạn dành cho công việc và công ty.
Đừng nên trả lời như:
- Well, this job pays really well! (Công việc này trả lương cao!)
- I really need to get a job; I’ve been sitting around the house for far too long. (Tôi rất cần một công việc. Tôi đã thất nghiệp ở nhà quá lâu rồi).
- I heard you give flexible work hours for your staff. I can come home on time and watch my favorite TV shows then. (Tôi nghe nói rằng công ty mình cho nhân viên làm việc với thời gian linh hoạt. Tôi có thể về nhà đúng giờ và xem bộ phim mình yêu thích).
Bạn nên nói: I’ve researched and read a lot of good things about your company. I love the organization’s mission to teach more students proper English. I want to be a part of that. (Tôi đã nghiên cứu và đọc rất nhiều thông tin tốt về doanh nghiệp của mình. Tôi yêu thích sứ mệnh giảng dạy tiếng Anh của công ty và tôi muốn trở thành một phần của công việc này).
Câu hỏi #3: Tell me about your work experience (Kể về kinh nghiệm làm việc của bạn)
Đây có thể xem là thời điểm vàng để bạn thể hiện được kinh nghiệm của bản thân. Đừng e ngại nhưng cũng không nên quá kiêu ngạo. Một sự tự tin vừa đủ sẽ giúp bạn kể thật tốt công việc trước đây của mình cho nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể miêu tả về khả năng đóng góp và cống hiến cho doanh nghiệp bạn đang ứng uyển. Và nó chắc chắn sẽ làm đẹp nên thành tích của bạn, cho dù đó là doanh thu bán hàng, số lượng khách hàng hay tỷ lệ đăng ký hạng mục.
Ngoài ra, bạn cũng không nên quá kiêu căng về những thành tích của mình. Hãy kể đúng sự thật và tự hào về những thành tựu của mình.
Không nên nói: Oh, you know. The usual teaching work. I don’t think I’m anything special. (Công việc giảng dạy thường ngày thôi, tôi không nghĩ tôi có gì đặc biệt cả).
Nên nói: I speak fluent Spanish and Portuguese, and so in the previous school I worked for, I was able to help increase the enrollment rate of Latin Americans to twenty eight percent. (Tôi nói thông thạo tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và trong ngôi trường trước kia tôi làm việc, tôi đã có thể giúp nâng cao tỷ lệ nhập học của người Mỹ Latinh lên 28%).
Câu hỏi #4: What is your biggest weakness? (Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?)
Chúng ta ai cũng đều có điểm yếu cả, nên nếu bạn nghĩ bạn không có nhược điểm gì, bạn có thể đang che giấu sự thiếu sót của mình, hoặc bạn không hiểu gì về bản thân cả. Bạn không muốn đưa những thông tin ấy cho nhà tuyển dụng.
Khi đối diện với câu hỏi này, bạn không nên quá kiêu ngạo rằng bản thân không có điểm yếu nào
Đây là một câu hỏi khó để trả lời. Bạn cần phải trả lời một cách trung thực nhất mà không làm bản thân cảm thấy chán nản.
Thực tế, một chiến lược để thông qua câu hỏi này đó là trả lời những điểm yếu mà thực chất có thể lĩnh hội thành một điều gì đó tích cực hơn.
Không nên nói: I don’t have any weaknesses. (Tôi không có điểm yếu nào cả)
I’ve been known to fall asleep during work hours. (Tôi được biết là đã ngủ trong giờ làm việc)
I am talkative and that really distracts me from work. (Tôi nói rất nhiều và điều đó đã cản trở tôi rất nhiều trong công việc)
Thay vào đó, bạn có thể nói rằng: I get too focused on the tiniest details that sometimes I have to make myself take a step back to see the bigger picture. (Tôi thường chú ý vào những tiểu tiết mà đôi khi tôi phải tự bước ra sau để nhìn thấy một thứ gì đó to lớn hơn).
Câu hỏi #5: Why did you leave your last job? (Tại sao bạn lại thôi việc làm cũ?)
Sẽ rất thiếu chuyên nghiệp nếu bạn đi “bêu xấu” về vị sếp cũ, hay bạn đã quá khổ sở dưới sự quản lý của ông ấy. Điều này khiến bạn trở thành một người vô ơn và chỉ phản ánh một nhân cách nghèo nàn.
Thay vào đó, hãy tập trung trả lời những lý do tích cực như để phát triển sự nghiệp, gặp nhiều thử thách mới.
Không nên nói: I hated my last job. (Tôi ghét công việc trước kia của tôi)
Hãy nói: I have been looking for ways to grow in my career and I feel that this is the way to do it. (Tôi đã không ngừng tìm kiếm những cơ hội phát triển nghề nghiệp, và tôi nghĩ đây là công việc thích hợp)
Vậy là chúng ta đã đi qua cách trả lời 5 câu hỏi khó có thể xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh. Hy vọng những mẹo nhỏ này có thể giúp bạn đạt được công việc mình mong muốn nhé!
Theo Go Natural English