Đợt khảo sát của HĐND TP Hà Nội mới đây cho thấy, có sự chênh lệch giữa trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học và ở các địa phươn. Hiện vẫn còn tình trạng quá tải số học sinh/lớp đối với một số trường ở các quận; thiếu cơ sở vật chất đối với một số trường ở các huyện.
> Luật Giáo dục sửa đổi: Tập trung nhiều hơn vào quyền của trẻ
> Liệu có tiêu cực không khi đại học tổ chức thi tuyển sinh riêng?
Để đạt mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội có 70% trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia, HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố tăng cường đầu tư cơ sở vật chất từ ngân sách thành phố cho một số huyện gặp khó khăn.
Khó khăn về kinh phí và diện tích
Dự kiến đến năm 2020, số trường mầm non và phổ thông công lập của Hà Nội là 2.277 trường ; số trường đạt chuẩn quốc gia là 1.656 trường. Để đạt mục tiêu này, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành rà soát chỉ tiêu, bố trí nguồn ngân sách đầu tư cho trường, lớp học.
Tuy nhiên, theo Sở Giáo dục và Đào tạo hiện vẫn còn nhiều khó khăn để thực hiện chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Ở các huyện: Mỹ Đức, Ba Vì, Phú Xuyên, số trường đạt chuẩn quốc gia đạt dưới 50%. Ở các quận: Đống Đa, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, số trường đạt chuẩn quốc gia cũng thấp do thiếu đất để mở rộng trường.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Chử Xuân Dũng cho biết, hiện khu vực ngoại thành là khó khăn nhấ. Đối với các quận, nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất không gặp khó khăn như các huyện, nhưng lại hạn hẹp về diện tích đất để mở rộng trường do số học sinh tăng.
Các biện pháp đẩy nhanh tiến độ
Thường trực HĐND thành phố đã chủ trì cuộc họp với một số sở, ngành của thành phố để rà soát nhu cầu, phương án cải tạo sửa chữa và đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
Tại cuộc họp này, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xây dựng tiêu chí để lựa chọn danh mục dự án trường học, ưu tiên hỗ trợ đầu tư từ ngân sách thành phố cho một số huyện khó khăn, có nguồn ngân sách thấp, trên cơ sở phát huy tính chủ động của các huyện trong việc xây dựng phương án, kế hoạch, lộ trình thực hiện chỉ tiêu trường học đạt chuẩn quốc gia của địa phương.
Việc xây dựng tiêu chí cần bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng giữa các đơn vị, ưu tiên nơi thiếu trường, thiếu lớp và bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện. Ngoài yêu cầu đó Sở Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất thêm một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2018-2020. Cụ thể, đối với các trường chưa được công nhận lại đạt chuẩn quốc gia do thiếu tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, UBND các quận, huyện, thị xã cần đầu tư kinh phí giải quyết dứt điểm để trường được công nhận lại, rồi mới đầu tư xây dựng trường mới, tránh đầu tư dàn trải. Đối với các trường chưa đủ diện tích đạt chuẩn, đơn vị cần chủ động mở rộng diện tích hoặc chuyển đổi vị trí phù hợp với quy hoạch trường lớp, nhằm đạt hiệu quả lâu dài.
Bên cạnh đó, UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị rà soát quỹ đất công và các cơ quan, doanh nghiệp khi có dự án di dời, để bổ sung quỹ đất xây dựng trường học ở các quận trung tâm thành phố, nhằm khắc phục tình trạng quá tải.
Kênh Tuyển Sinh - Trang Nguyễn
> Sở GD&ĐT Hà Nội đặt biệt quan tâm đến việc triển khai xây dựng nhà vệ sinh học đường