Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi có 10 chương, 119 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 70 điều (tăng 34 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5). Ông Nguyễn Đức Cường – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) – cho biết dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi có 7 nội dung trực tiếp liên quan đến trẻ em.

Điều kiện xin học bổng thạc sĩ Canada 2018

Kinh nghiệm xin học bổng thạc sĩ Canada

Miễn học phí với trẻ 5 tuổi, học sinh THCS công lập

Điều đầu tiên, Chính phủ thống nhất: Thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Ưu tiên giáo dục vùng sâu vùng xa

Ưu tiên giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi cũng như vùng có điều kiện khó khăn, theo ông Nguyễn Đức Cường, đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Các quy định của Luật Giáo dục cũng quy định rất rõ ràng, cụ thể đoạn 3, Điều 12 dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi quy định: Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Điều 58 dự thảo Luật quy định: Nhà nước thành lập trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường dự bị ĐH cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường dự bị ĐH được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách…

Miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

Về chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho con em dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, ông Nguyễn Đức Cường cho biết khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em không được đến trường và bỏ học. Do đó, Nhà nước đã có những chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho con em dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện cho đối tượng này được đến trường.

 

Luật Giáo dục sửa đổi: Tập trung nhiều hơn vào quyền của trẻ - Ảnh 1

Chính sách tín dụng sư phạm, cử tuyển

Đối với chính sách tín dụng sư phạm, theo ông Nguyễn Đức Cường, dự thảo Luật bổ sung quy định trường hợp người học sư phạm không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm nhưng ra trường làm trong ngành sư phạm vào nghị định hướng dẫn, công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm và nhân lực ngành Giáo dục, công tác tuyển sinh, đào tạo sư phạm đủ theo nhu cầu sử dụng giáo viên và giao Chính phủ quy định cụ thể chính sách tín dụng sư phạm (Điều 81).

Đối với chính sách cử tuyển, thu hẹp đối tượng cử tuyển: Nhà nước dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với các dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; có chính sách tạo nguồn tuyển sinh trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để học sinh các dân tộc này vào học trường PTDTNT và tăng thời gian học dự bị ĐH; bổ sung quy định biện pháp hỗ trợ cho người đi học theo chế độ cử tuyển để đảm bảo chất lượng đầu ra (Điều 82).

Về giáo dục mầm non

Dự thảo Luật sửa đổi khẳng định vị trí, vai trò của giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam. Bổ sung một điều (Điều 25) về chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó Nhà nước chăm lo giáo dục mầm non, có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục mầm non ở những vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất; Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và giao Chính phủ quy định. Đồng thời, rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật để quản lý các nhóm trẻ, nhà trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (không phải là trường).

 

Luật Giáo dục sửa đổi: Tập trung nhiều hơn vào quyền của trẻ - Ảnh 2

Về giáo dục phổ thông

Bổ sung quy định giao UBND cấp tỉnh tổ chức biên soạn bổ sung những nội dung về đặc điểm lịch sử, văn hóa và KT-XH của địa phương, bổ sung quy định tài liệu giáo dục của địa phương phải đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương và được thẩm định bởi hội đồng cấp tỉnh và được Bộ GD&ĐT phê duyệt.

Tạo điều kiện phân luồng và liên thông, dự thảo Luật bổ sung: Học sinh học hết chương trình THPT nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT và được dự thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT (Khoản 3 Điều 31).

Sửa đổi Khoản 3, Khoản 4 Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp về thời gian đào tạo trình độ CĐ theo hướng bổ sung đối tượng người học đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT, bên cạnh người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT (Khoản 3 Điều 118).

Về giáo dục thường xuyên

Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của GDTX là thực hiện xóa mù chữ cho những người trong độ tuổi theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc; cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết của cuộc sống cho mọi người; tạo cơ hội cho những người có nhu cầu tiếp tục học tập để nâng cao trình độ học vấn (Điều 38).

Bổ sung một điều quy định về mục tiêu GDTX nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội (Điều 39)...

Kênh Tuyển Sinh - Trang Nguyễn

Du học Singapore cần những điều kiện gì?

Nhiều trường đại học đề xuất công tác chấm thi THPT quốc gia do các trường chủ trì và chịu trách nhiệm