Qua kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2018, với hàng loạt lời chỉ trích vì đề thi quá khó, "vượt sức tưởng tượng" của học sinh cũng như các giáo viên. Hôm nay Kênh Tuyển Sinh xin trích dẫn về tâm thư của một em học sinh gửi đến Bộ GD&ĐT "Tại sao đề thi quá như vậy?"

>>> Bộ GD&ĐT trả lời câu hỏi: "Tại sao đề thi năm nay quá khó?"

>>> Có được thay đổi nguyện vọng xét tuyển Đại học năm 2018?

Cô con gái lớn của người bạn vừa hoàn thành xong Toàn cảnh kỳ thi THPT Quốc gia 2018 trong sự mệt mỏi đầy thất vọng.

Em là học sinh giỏi suốt 12 năm liền nhưng kết quả thi lần này đã không được như mong ước.

Lấy cô con gái lớn làm gương, chị Hoa đã lên kế hoạch học tập cho cậu em kế “chị con học suốt ngày đêm nhưng thi cũng chỉ làm được khoảng 70% yêu cầu.

Sang năm đề thi còn khó hơn nhiều, điểm chuẩn ĐH lại còn tăng vì có thêm phần kiến thức lớp 10 nên con phải học ngay từ bây giờ mới kịp”.

Gửi tới Bộ GD&ĐT câu hỏi:

Khổ cho cậu bé chẳng thể cãi lời mẹ. Bởi hàng ngày, em cũng đã chứng kiến cảnh chị gái ăn học, ngủ học, học miệt mài không có một chút thời gian thảnh thơi nhưng cuối cùng vẫn phải ngậm ngùi từ giã ước mơ bởi đề thi ra khó quá.

Chẳng phải mình em, nhiều đứa bạn cùng lớp em cũng cùng chung số phận khi gia đình nhất quyết cắt kỳ nghỉ hè của các em để dành thời gian cho việc học.

Trung tâm chặt chém, chớp thời cơ

Khá nhiều trung tâm luyện thi bồi dưỡng văn hóa, trung tâm dạy thêm do chính các thầy cô giáo dạy cấp 3 làm chủ đã kịp chiêu sinh học hè với nội dung khá hấp dẫn “ôn luyện kiến thức căn bản lớp 10, 11 và 12, hướng dẫn giải đề thi đại học…”.

Nhân viên tư vấn thì luôn miệng mời chào “trong bối cảnh đề thi mỗi ngày một khó, kiến thức yêu cầu mỗi ngày một nặng, nếu chỉ học trên trường các em chẳng thể nào có đủ kiến thức đi thi”. Và hàng tá ví dụ được đưa ra làm minh chứng.

Nhưng, lý lẽ thuyết phục nhất là “năm nay chỉ thi kiến thức lớp 11 và 12 mà đề còn khó như thế. Sang năm, có cả kiến thức lớp 10 không ôn tập kĩ sẽ làm sao đây?”.

Khi phụ huynh đã quyết thì học sinh dù không muốn cũng chẳng thể trái lời.

Gửi tới Bộ GD&ĐT câu hỏi:

Chẳng thế mà lớp học thêm nào, trung tâm bồi dưỡng kiến thức nào quê tôi cũng chật như nêm mà đối tượng học nhiều nhất là những học sinh năm nay vào lớp 12.

Nhiều cơ sở dạy thêm vi phạm pháp luật

Trong tất cả các quy định, các Thông tư hướng dẫn về việc dạy thêm đều nhấn mạnh “cấm dạy kiến thức mới”.

Thế nhưng trong thực tế, hầu như rất ít cơ sở dạy thêm thực hiện điều này.

Nhiều giáo viên chia sẻ “nếu chỉ dạy những kiến thức cũ, dạy theo kiểu ôn tập thì sẽ khó chiêu sinh và giữ chân học sinh”.

Với các lớp học đã thế, với học sinh lớp 12 lại càng phải dạy trước chương trình đến vài tháng mới dành được thời gian về cuối để tăng tốc ôn tập cho các em.

Gửi tới Bộ GD&ĐT câu hỏi:

Dạy chương trình mới cũng là cách các trung tâm buộc học sinh phải đăng kí học thêm ngay từ hè.

Bởi, học sinh nào không theo học từ đầu, khi vào năm học, sẽ rất khó lập nhóm học thêm vì nhiều bạn đã đi học hết rồi. Học một mình hoặc học ít bạn tiền học phí sẽ là gánh nặng cho gia đình.

Những lớp học thêm ở trung tâm hoặc nhà thầy cô thường kết thúc chương trình vào khoảng tháng 2, tháng 3. Thời gian còn lại là tăng tốc giải đủ các loại đề sưu tầm được ở khắp nơi.

Trong nhà trường, học sinh lớp 12 cũng được học trước thời gian (chậm nhất là đầu tháng 8).

Vào năm học, nhiều trường còn tổ chức dạy và học phụ đạo vào buổi chiều theo hình thức bắt buộc.

Chương trình chuẩn cũng kết thúc vào khoảng tháng 3. Thời gian còn lại là tăng tốc luyện thi. Thế là, học sinh sẽ phải học cùng lúc vài ba nơi với cùng một chương trình, cùng một cách học như sao y bản chính. Đó là, học lý thuyết và giải đề luyện thi.

Gửi tới Bộ GD&ĐT câu hỏi:

Xét một cách công bằng thì dạy và học của chúng ta hiện nay chỉ để phục vụ cho thi cử. Mọi kết quả đánh giá đều thể hiện ở điểm số (ngoại trừ bậc tiểu học).

Để có kết quả tốt trong kỳ thi thì từ giáo viên đến nhà trường đều dạy học theo kiểu nhồi nhét, dạy theo hình thức luyện thi mà bỏ qua tất cả những kĩ năng quan trọng khác.

Vì thế, chuyện học thêm, dạy thêm sẽ chẳng bao giờ chấm dứt và học sinh sẽ còn phải học, học miệt mài đến “đầu bù tóc rối”.

>>> Hãy dừng xem học sinh là con chuột bạch trong giáo dục

>>>  1 năm học có bao nhiêu tín chỉ?

Theo Giáo dục Việt Nam- Kênh Tuyển Sinh