Bạn sẽ thường xuyên nghe đến danh từ “Tín chỉ” khi tìm hiểu về các bậc học cao đẳng, đại học. Vậy tín chỉ là gì? Một năm có bao nhiêu tín chỉ? Giá một tín chỉ là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
1. Tín chỉ là gì? Một tín chỉ có bao nhiêu tiết?
Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập của hệ thống ECTS. Một tín chỉ được quy định bằng:
- 15 tiết học lý thuyết;
- 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận;
- 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
Bạn đã biết gì về tín chỉ chưa?
2. Quy định đăng ký học tín chỉ của Bộ GD&ĐT
Hiện nay, có hai phương thức giảng dạy tại các trường đại học: phương thức học theo tín chỉ và phương thức học theo niên chế.
Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học. Mỗi chương trình đào tạo của một ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định.
Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2-3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.
Đào tạo theo tín chỉ hiện nay đang là xu hướng. Bởi hình thức đào tạo này lấy người học làm trung tâm.
Theo ban hành chuẩn của Bộ GD&ĐT, khối lượng tối thiểu mà học sinh được đăng kí trong một kì học như sau:
- Số tín chỉ đăng ký học tối thiểu, tối đa cho mỗi học kỳ chính do từng chương trình quy định nhưng không ít hơn 14 (trừ học kỳ cuối khóa học) và không vượt quá 25, mỗi học kỳ hè không vượt quá 12.
- Đăng ký 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường.
- Đăng ký 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
- Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
3. Số tín chỉ được đăng ký tại các trường đại học
Một kỳ học, người học có thể đăng ký tối đa 30 tín chỉ.
Việc đăng ký tối đa cho học sinh không được Bộ GD&ĐT ghi rõ nhưng theo khối lượng chương trình học thì trung bình chúng ta đăng ký tối đa 30 tín chỉ một kỳ học.
Ngoài ra, trong một năm học sẽ có kỳ học hè cho phép sinh viên học vượt. Việc đăng ký tín chỉ học hè cũng tuỳ từng trường ra quy định. Như trường Đại học Tài Chính Marketing các bạn có thể đăng ký tối đa 5 môn tính 14 tín chỉ (những môn như kỹ năng hoặc thể dục chỉ 1 tín chỉ, các môn đại cương hoặc môn chuyên ngành từ 2 tín chỉ trở lên và học 2 buổi 1 tuần vào kỳ hè).
Nhưng một số trường như Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm chỉ cho đăng ký tối đa là 12 tín chỉ. Một số trường sẽ học theo niên chế như Đại học Văn Lang.
4. Vậy 1 năm học có bao nhiêu tín chỉ?
Trên thực tế, việc lựa chọn tín chỉ sẽ tuỳ và năng lực và việc sắp xếp thời gian phù hợp với các bạn học sinh. Để các bạn có thể rõ ràng hơn việc đăng ký, trong một ngày các bạn có thể học 18 tiết (6 tiết sáng, 6 tiết chiều, 6 tiết tối). Vậy trong một năm học ta có thể đăng ký tối đa là 84 tín chỉ (với những bạn không học hè là 70 tín chỉ).
5. Vậy có nên học hè hay không?
Hiện nay, các trường đại học không có quy định bắt buộc học sinh phải học hè, những bạn nào muốn nhanh chóng ra trường thì học hè là một cách hiệu quả.
Nhưng cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều về chuyện học hè, học hè sẽ làm mất tuổi trẻ của sinh viên, mất sự trải nghiệm về cuộc sống. Hè các bạn nên đi làm, lăn lộn, đi tình nguyện hay học những kỹ năng khác. Vậy đâu mới là ý kiến đúng?
Với việc các bạn học hay không học hè, thì đây là lựa chọn của mỗi người. Không ai có thể ngăn cấm hay có thể bắt buộc bạn làm theo ý họ. Chỉ cần bạn muốn và tin mình làm đúng, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình.
Học hè hay không là lựa chọn của mỗi người
6. Một tín chỉ bao nhiêu tiền?
Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều bạn phải không nào? Vấn đề học phí này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Giữa những môi trường đào tạo cũng như ngành nghề, hệ đào tạo mà các bạn sinh viên muốn theo học. Kênh Tuyển Sinh tổng hợp học phí một tín chỉ của 10 trường top đầu của Việt Nam cho các bạn tham khảo.
Trường | Học phí/tín chỉ |
Đại học Y Phạm Ngọc Thạch | 305.000-605.000 VNĐ |
Đại học Ngoại Thương | 400.000-600.000 VNĐ |
Đại học Bách khoa | 400.000-600.000 VNĐ |
Đại học Kinh tế - Luật | 275.000 VNĐ |
Đại học Kinh tế quốc dân | 300.000 VNĐ |
Đại học Khoa học Xã Hội Nhân Văn | 204.000 VNĐ |
Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội | 280.000 VNĐ |
Đại học Sư phạm TP.HCM | 263.000 VNĐ |
Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM | 620.000 VNĐ |
> 5 cuốn sách hay Chủ tịch Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ khuyên đọc
> Hackers IELTS: Reading - Quyển sách gối đầu giường cho người học IELTS
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp