Tin liên quan

>> Vì sao nhiều sinh viên giỏi vẫn không thể tốt nghiệp

>> Tốt nghiệp thủ khoa vẫn thất nhiệp như thường

Đề xuất tốt nghiệp đại học ở tuổi 20

Cho rằng giáo dục Việt Nam đang có cấu trúc chắp vá, TS Lê Trường Tùng đề xuất, học sinh nên có bằng phổ thông ở tuổi 15. Bậc THPT hiện nay được thay bằng 2 năm "dự bị đại học".

Tại hội thảo "Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong môi trường công nghệ thông tin" mới đây, nhiều chuyên gia bày tỏ sự không hài lòng với nền giáo dục hiện tại và kiến nghị nhiều phương pháp đổi mới căn bản, toàn diện. Bài phát biểu của Hiệu trưởng ĐH FPT Lê Trường Tùng đã thu hút sự chú ý của nhiều người tham dự.

Theo TS Tùng, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải bắt đầu từ đổi mới tư duy, đổi mới quản lý. Tuy nhiên, để đổi mới một cách đúng đắn phải bắt đầu từ công việc mang tính cơ bản là xem xét và thay đổi Kiến trúc của hệ thống giáo dục đào tạo Việt nam. Nếu thiếu một kiến trúc hợp lý, việc đổi mới giáo dục sẽ tiếp tục mang tính chắp vá.

Theo ông Tùng, mỗi quốc gia có một cấu trúc, một kiến trúc giáo dục đào tạo mà phần lớn nhìn gần giống nhau, từ nhà trẻ mẫu giáo – tiểu học – trung học – dạy nghề/cao đẳng/đại học. Giáo dục đào tạo Việt Nam sau nhiều thay đổi đang có cấu trúc/kiến trúc chắp vá 1 tiểu – 4 trung – 2 cao – 1 đại.

"1 tiểu" là một hệ tiểu học, "4 trung" là bốn hệ trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, "2 cao" là hai hệ cao đẳng nghề và cao đẳng chuyên nghiệp, "1 đại" là một hệ đại học (bao gồm cả đại học và sau đại học). Với cấu trúc này, tuổi để có bằng ở các cấp tương ứng từ phổ thông đến đại học là 18, 21, 22-23 tuổi.

Hiệu trưởng ĐH FPT cho rằng, kiểu kiến trúc mang tính chắp vá này cần phải thay đổi cơ bản để phù hợp với hội nhập quốc tế, tương thích với nhiều quốc gia, đảm bảo tính chuyển đổi, sử dụng được tài nguyên học tập quốc tế và trao đổi giáo dục quốc tế. Ngoài ra, thay đổi còn nhằm định hướng nghề nghiệp, phân luồng nghề nghiệp sớm, giải quyết tâm lý xã hội đang đổ xô chen chúc vào cửa đại học, giúp liên thông các cấp học trong nước mềm dẻo, dễ dàng, giảm thời gian vào đời, hướng tới việc học suốt đời và quản lý về mặt nhà nước thuận lợi, không chồng chéo.

Phương án kiến trúc đáp ứng được cả 5 mục tiêu trên được ông Tùng kiến nghị là kiến trúc "1111" thay cho kiểu kiến trúc "1421" với "1 tiểu - 1 trung - 1 cao - 1 đại". "1 tiểu" là một cấp tiểu học, thời gian là 5 năm, "1 trung" là một cấp trung học, thời gian 4 năm. "1 cao" là cao đẳng, thời gian học 3 năm, không phân biệt 2 hệ cao đẳng nghề và cao đẳng “không nghề", "1 đại" là đại học, thời gian học 3-4 năm thay cho 4-5 năm hiện nay.

"Mô hình 9 năm trong hệ thống giáo dục của Anh, được áp dụng rộng rãi tại các nước khối thịnh vượng chung. Học xong 9 năm học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp văn hoá phổ thông", ông Tùng nói.

 

Tốt nghiệp đại học khi 20 tuổi, Điểm chuẩn, Điểm thi đại học, vnexpress, tuyển sinh, học đại học, thí sinh thi đại học

 

Hiệu trưởng ĐH FPT nhận xét, việc gộp cao đẳng nghề và cao đẳng “không nghề” đã được nhắc đến trong dự thảo đề án đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, việc không còn trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề là một thay đổi quan trọng trong cấu trúc được đề xuất này.

Trung học phổ thông được thay bằng 2 năm “dự bị đại học” (Pre-University) dành cho những ai mong muốn học đại học, 2 năm dự bị này học theo định hướng chuyên môn qua các môn tự chọn để sau đó lấy kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển vào các trường đại học, và cũng để giảm bớt thời lượng học đại học sau này.

Trung học chuyên nghiệp (trung học nghề) được gộp chung và đưa thành giai đoạn đầu (1.5 năm) của Cao đẳng. Học sinh học xong lớp 9 (xong phổ thông) có thể phân luồng học Cao đẳng luôn thay cho hướng học Dự bị đại học. Học xong giai đoạn đầu 1.5 năm của Cao đẳng (trung cấp trước đây) được nhận bằng Cao đẳng (Diploma) và có thể đi làm sớm, học thêm giai đoạn 2 của Cao đẳng (1.5 năm) nhận bằng Cao đẳng Nâng cao (Higher Diploma). Có bằng Cao đẳng Nâng cao có thể học tiếp liên thông đại học (2 năm) nếu muốn hoàn thiện học vấn.

"Đây là mô hình áp dụng ở nhiều nước. Hiện nay Singapore hàng năm đều sang Việt Nam tuyển học sinh học hết lớp 9 sang Singapore học Polytechnic (Cao đẳng) là theo mô hình này. Nếu hiện nay xong lớp 12 mới vào đại học, trượt đại học mới vào cao đẳng thì theo mô hình mới "1111", sau 9 năm có nhánh rẽ cao đẳng", ông Tùng cho hay.

Ông lý giải, việc giảm một năm học đại học nhờ đã có kiến thức trong 2 năm học dự bị đại học. Với sinh viên có bằng cao đẳng bậc cao, thời gian học liên thông đại học là 2 năm bổ sung. Việc đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ không có gì thay đổi.

Liên thông các cấp độ học và các chương trình học được thực hiện theo hình thức “chuyển đổi tín chỉ”,tức là chuyển đổi một số nội dung đã học để bớt đi một vài môn và thời gian học khi chuyển sang chương trình học cao hơn hoặc chương trình khác. Với quan niệm liên thông này, việc liên thông được tiến hành tự do, mềm dẻo giữa các ngành và các cấp học.

Hệ thống trường học sẽ quy hoạch lại để chỉ còn trường Tiểu học, trường Trung học, trường cao đẳng và trường đại học (không tính các trung tâm dạy nghể ngắn hạn). Chương trình học phổ thông được thiết kế lại thành hệ 9 năm. Việc học dự bị đại học được thực hiện tại trường trung học. Với kiến trúc giáo dục hiện tại, sẽ gộp trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông thành trường Trung học, gộp trường Trung cấp vào trường Cao đẳng.

"Kiến trúc mới "1 tiểu - 1 trung - 1 cao - 1 đại" đáp ứng được cả 5 mục tiêu nêu trên. Bộ Giáo dục sẽ quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trở xuống. Bộ Đại học quản lý đào tạo sau phổ thông (cao đẳng – đại học)", ông Tùng nhấn mạnh.

Như vậy, với cấu trúc giáo dục mới, tuổi để có bằng phổ thông là 15 (trước đây là 18), tuổi có bằng Cao đẳng/Cao đẳng Nâng cao là 17-18 (trước đây là 21), tuổi có bằng đại học là 20-21 (trước đây là 22-23). Thanh niên sẽ vào đời sớm hơn, phù hợp với tiêu chí sinh học giới trẻ hiện nay. Việc giảm thời gian học ngoài cái lợi là giảm chi phí xã hội còn tăng được thời gian cống hiến của cá nhân, và đất nước có thêm nguồn lao động trẻ.

Ngoài kiến nghị đổi mới cấu trúc, kiến trúc giáo dục, hiệu trưởng ĐH FPT cũng cho rằng đã đến lúc nước ta xóa vùng trũng tiếng Anh và thực hiện bình dân học vụ 2.0. Hiệu ứng “Vùng trũng tiếng Anh” chính là rào cản lớn trong hội nhập quốc tế, chuyển giao công nghệ, xuất, nhập khẩu giáo dục của Việt nam, là một thước đo thể hiện mức độ yếu kém của nguồn nhân lực Việt. Chính vì vậy cần thực hiện bình dân học vụ, xem đây là nhiệm vụ giáo dục phổ thông.

"Để đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục chắc chắn phải đưa công nghệ thông tin vào hệ thống giáo dục, đưa một cách cơ bản, toàn diện, từ việc quản lý đào tạo, phương pháp đào tạo đến tài nguyên phục vụ đào tạo, khảo thí", ông Tùng nói và bày tỏ, ông hi vọng những đổi mới lớn lao sẽ diễn trong giáo dục đào tạo thời gian tới, chứ không chỉ đơn thuần là các thay đổi mang tính xử lý tình huống.

Hiệu trưởng ĐH FPT cũng mượn lời một thi sĩ đời Tống để nêu quan điểm: "Trên đời có 3 điều đáng tiếc nhất: những bức danh họa bị mất giá trị vì bị những kẻ phàm phu tục tử tán thưởng; những cánh trà ngon bị hao phí quá nhiều bởi những bàn tay bất tài dày vò, và những thanh niên ưu tú bị hư hỏng vì một hệ thống giáo dục sai lầm".

Sự hào hứng của giới trẻ

Thời gian học phổ thông dài, nặng lý thuyết; giới trẻ trưởng thành sớm hơn... là những lý do đưa ra để ủng hộ đề xuất "20 tuổi lấy bằng đại học". Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại về kinh nghiệm xã hội của các cử nhân trẻ.

Bạn đọc Cẩm Hóa phân tích, trước năm 1975, học xong lớp 11 (đệ nhị cấp) sẽ thi tú tài 1, ai muốn học nghề thì chuyển qua (tương tự cao đẳng nghề hiện nay). Học sinh lớp 12 (đệ nhất cấp) thi tú tài 2, nếu qua được thì được chọn nộp đơn vào các trường đại học, ngoại trừ sư phạm (vì sinh viên trường này miễn quân dịch nên phải thi, cũng vì thế mà sư phạm toàn người giỏi). "Tôi cho rằng nên bỏ kì thi đại học bởi nhìn vào hiện tại có thể thấy, đỗ được tú tài 2 ngày xưa còn hơn đậu đại học hiện nay", độc giả này viết.

Theo anh Nguyễn Xuân Khải, khi còn trẻ, thanh niên sẽ học việc rất nhanh và làm hiệu quả. Hiệu suất làm việc từ tuổi 21 đến 27 cao, và nếu làm việc môi trường tốt thì sẽ có thể nhanh chóng thành đạt. Nếu 23, 24 tuổi mới ra trường như hiện nay thì lãng phí nhiều thời gian mà kiến thức để lao động vẫn không thay đổi.

"Ngoài công việc thì mỗi người còn phải lập gia đình sinh con. Nếu vào đời sớm hơn tôi sẽ làm được nhiều điều có ích hơn cho gia đình và xã hội. Đối với phụ nữ thì sinh con độ tuổi ngoài 20 lại tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé", anh Khải nói và mong Bộ Giáo dục xem xét để sớm triển khai đổi mới giáo dục.

Chia sẻ về 15 năm đi học, nữ sinh Minh Phương cho rằng hiện nay thanh niên thích ứng môi trường rất tốt. Môi truờng càng khắc nghiệt, khó khăn thì mọi nguời càng phải cuốn theo. Nếu kết thúc phổ thông ở lớp 9, học sinh sẽ đua nhau học, chiếm lĩnh kiến thức để tự tin bước vào đời, xây dựng cuộc sống.

"Học đến lớp 12 mà em vẫn chưa biết mình muốn gì. Đi học thì chỉ chú tâm vào các môn thi đại học, những môn khác là học bắt buộc nhưng không yêu thích nên chỉ học vẹt, học đối phó. Em thiết nghĩ nên cho học sinh học tự chọn và thiết thực cho cuộc sống thì sẽ tốt hơn", Phương bày tỏ.

Vừa trở thành thủ khoa tốt nghiệp được Hà Nội vinh danh, Vũ Hoàng Yến (ngành Kế toán Kiểm toán của ĐH Thương mại) cho rằng, độ tuổi 22 mới tốt nghiệp đại học hiện nay là hơi muộn. Theo cô, học sinh có thể tốt nghiệp sớm hơn mà vẫn đảm bảo kiến thức để làm việc.

"Thời gian học các môn chuyên ngành ở đại học cũng chỉ hơn hai năm. Thời gian phổ thông kéo dài quá, kiến thức cần học thì quá nhiều", Yến nói và cho hay, để đỗ vào khoa Kế toán Kiểm toán, cô đã phải học rất nhiều kiến thức Toán, Lý, Hóa nhưng vào đại học rồi kiến thức phần lớn là không sử dụng đến.

Nữ thủ khoa ủng hộ phương án tốt nghiệp trung học ở tuổi 15 và đại học ở tuổi 20. Yến cho rằng sau khi học xong trung học nên có nhiều hướng với thời gian đào tạo khác nhau cho học sinh lựa chọn, tránh sự lãng phí về cả tiền của và thời gian cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, một số độc giả cũng băn khoăn, các tân cử nhân 20 tuổi có thể chưa đủ chín chắn, đặc biệt là trong các vấn đề xã hội. Độc già Lê Tâm nêu ý kiến, ở Việt Nam số thanh niên vào độ tuổi này còn quá non nớt, tâm lý chưa vững vàng để bước vào đời.

"Tôi đồng quan điểm với TS Tùng là đổi mới hệ thống giáo dục toàn diện nhưng cũng đảm bảo cho thanh niên một kiến thức vững vàng trước đã, thay vì kiến trúc "1111" thì hãy là "11111" nghĩa là: 1 tiểu - 1 trung - 1 kiến - 1 cao - 1 đại (1 kiến là kiến thức tổng quát về kinh tế, xã hội, con người và thế giới nhằm tạo cho thanh niên kiến thức toàn diện khi đó mới đủ kiến thức mà tiếp thu ở các bước học cao hơn", độc giả Tâm đề xuất.

Có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với lĩnh vực giáo dục, nguyên Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học Nguyễn Kế Hào cho rằng, cần rút ngắn độ tuổi tốt nghiệp đại học để thanh niên có nhiều thời gian đóng góp cho xã hội hơn. Theo thầy Hào, chương trình học phổ thông có thể giảm bớt một năm. Học xong lớp 11 là học sinh đã có bằng tốt nghiệp trung học.

"Chương trình hiện tại vừa nặng vừa thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu và lãng phí thời gian. Tuy vậy, để đổi mới căn bản, toàn diện cần nghiên cứu cẩn thận, nghiêm túc", thầy Hào nói.Vừa trở thành thủ khoa tốt nghiệp được Hà Nội vinh danh, Vũ Hoàng Yến (ngành Kế toán Kiểm toán của ĐH Thương mại) cho rằng, độ tuổi 22 mới tốt nghiệp đại học hiện nay là hơi muộn. Theo cô, học sinh có thể tốt nghiệp sớm hơn mà vẫn đảm bảo kiến thức để làm việc.

"Thời gian học các môn chuyên ngành ở đại học cũng chỉ hơn hai năm. Thời gian phổ thông kéo dài quá, kiến thức cần học thì quá nhiều", Yến nói và cho hay, để đỗ vào khoa Kế toán Kiểm toán, cô đã phải học rất nhiều kiến thức Toán, Lý, Hóa nhưng vào đại học rồi kiến thức phần lớn là không sử dụng đến.

Nữ thủ khoa ủng hộ phương án tốt nghiệp trung học ở tuổi 15 và đại học ở tuổi 20. Yến cho rằng sau khi học xong trung học nên có nhiều hướng với thời gian đào tạo khác nhau cho học sinh lựa chọn, tránh sự lãng phí về cả tiền của và thời gian cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, một số độc giả cũng băn khoăn, các tân cử nhân 20 tuổi có thể chưa đủ chín chắn, đặc biệt là trong các vấn đề xã hội. Độc già Lê Tâm nêu ý kiến, ở Việt Nam số thanh niên vào độ tuổi này còn quá non nớt, tâm lý chưa vững vàng để bước vào đời.

"Tôi đồng quan điểm với TS Tùng là đổi mới hệ thống giáo dục toàn diện nhưng cũng đảm bảo cho thanh niên một kiến thức vững vàng trước đã, thay vì kiến trúc "1111" thì hãy là "11111" nghĩa là: 1 tiểu - 1 trung - 1 kiến - 1 cao - 1 đại (1 kiến là kiến thức tổng quát về kinh tế, xã hội, con người và thế giới nhằm tạo cho thanh niên kiến thức toàn diện khi đó mới đủ kiến thức mà tiếp thu ở các bước học cao hơn", độc giả Tâm đề xuất.

Có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với lĩnh vực giáo dục, nguyên Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học Nguyễn Kế Hào cho rằng, cần rút ngắn độ tuổi tốt nghiệp đại học để thanh niên có nhiều thời gian đóng góp cho xã hội hơn. Theo thầy Hào, chương trình học phổ thông có thể giảm bớt một năm. Học xong lớp 11 là học sinh đã có bằng tốt nghiệp trung học.

"Chương trình hiện tại vừa nặng vừa thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu và lãng phí thời gian. Tuy vậy, để đổi mới căn bản, toàn diện cần nghiên cứu cẩn thận, nghiêm túc", thầy Hào nói.

 

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh (VnExpress)