Du học Mỹ không chào đón ứng viên Châu Á?
Brian Taylor hiện đang là giám đốc của Ivy Coach - một công ty chuyên tư vấn du học Mỹ cho các gia đình làm thế nào để con em họ vào được các trường đại học danh giá nhất nước Mỹ. Trong những năm gần đây, nhiều khách hàng của anh là người Mỹ gốc Á, và Taylor đã rất thẳng thắn với họ về chiến lược của mình.
"Trong khi chính sách tuyển sinh này còn đang gây tranh cãi thì việc mà chúng tôi làm là giúp họ trông có vẻ ít chất Á đông hơn khi nộp hồ sơ" - anh nói. Nghe có vẻ khác thường nhưng sinh viên Mỹ gốc Á đang chiếm một tỷ lệ mất cân đối ở các trường Ivy so với các trường bình thường. Và đó chính là vấn đề.
Du học Mỹ không còn dành cho những học sinh chăm chỉ
Một số người gọi đó là rào cản về chỉ tiêu chủng tộc. Họ lấy ví dụ về những sinh viên gốc Á có điểm SAT, GPA hoàn hảo, đủ điều kiện du học Mỹ nhưng lại bị các trường ưu tú từ chối. Bởi các trường đang muốn giới hạn việc nhận sinh viên gốc Á. Điều này khiến sinh viên châu Á phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao hơn các nhóm dân tộc khác, trong đó có người da trắng.
Chính vì thế nhiều người gốc Á đã đệ đơn kiện các trường danh tiếng, trong đó có vụ kiện ngày 15/5. Một nhóm người gốc Á đã kiện Harvard và các trường Ivy khác vì chỉ tiêu chủng tộc mà nhận các ứng viên có khả năng thấp hơn các ứng viên gốc Á.
Do đó, một số gia đình tìm tới các công ty tư vấn để giúp con em họ đứng ngoài cuộc cạnh tranh này và tránh cái mà James Chen gọi là "cú sút phạt châu Á" trong tuyển sinh.
Chen thành lập công ty tư vấn cách đây 20 năm nhằm xử lý cái mà ông gọi là sự thiên vị trong tuyển sinh. "Các cán bộ tuyển sinh đang nhìn thấy một đống người giống nhau: điểm thi cao, nhiều em chơi nhạc cụ và không có ý định tham gia các môn thể thao cần nhiều thể lực hơn như bóng đá" - ông Chen nói.
Nếu như các em đến với ông từ khi còn học trung học, Chen sẽ khuyên các em nên "chuyển sang một loại nhạc cụ khác" hoặc "chơi một môn thể thao nào đó khác đi".
Còn với bài luận, đừng viết về gia đình nhập cư của mình nữa - ông nói. "Đừng viết về chuyện gia đình bạn tới từ Việt Nam với 2 đô la trong túi, ngồi trên một chiếc thuyền ọp ẹp, rồi thoát khỏi miệng cá mập để tới đây". -> Xem thêm: Khi xin học bổng cần nắm vững quy trình ứng tuyển
Một trong những khách hàng tới từ New York của Chen là một cô gái từng học trường công tốp đầu - nơi mà hơn một nửa học sinh của lớp là gốc Á. Cô có điểm SAT hoàn hảo, là thủ khoa, lớp trưởng, đội trưởng đội tuyển cầu lông.
Bố cô - người yêu cầu giấu tên - chia sẻ với Globe rằng ông đã liên hệ với công ty tư vấn Asian Advantage từ khi con gái đang học năm thứ 2 phổ thông. Ông và vợ di cư từ Trung Quốc tới Mỹ và con gái họ được sinh ra trên đất Mỹ. "Nói chung, chúng tôi có ấn tượng là vào đại học với người Mỹ gốc Á không hề dễ dàng" - ông nói.
Chen cho biết ông đã làm việc với cô bé này để "làm giảm chất châu Á trong hồ sơ của cô". Cô bé chơi piano, nhưng ông khuyến khích cô tham gia biểu diễn ở nhà hát. Cầu lông không phải là một lợi thế trong hồ sơ xin học: quá nhiều học sinh châu Á chơi những môn thể thao liên quan tới vợt. Và cô cũng phải tránh nói rằng cô thích môn sinh học và muốn trở thành bác sĩ
"Điều đó có nghĩa là cô ấy đang coi nhẹ những môn khoa học xã hội" - ông Chen nói.
Và kết quả là cô được nhận vào Harvard.
Du học Mỹ không còn dành cho những học sinh chăm chỉ
Nhiều lời khuyên mà Taylor - chuyên gia tư vấn du học Mỹ đưa cho khách hàng của mình cũng giống với Chen. Anh nói với họ rằng hãy cẩn thận, đừng để bạn trông giống như một con mọt sách. "Các trường không muốn sinh viên của mình quá quan tâm tới điểm số. Họ chỉ cần những đứa trẻ thích thú với việc học tập".
Ivy Coach cung cấp một "gói không giới hạn" có giá 100.000 USD, bao gồm hỗ trợ học sinh trong suốt năm học trung học và mọi thứ cần cho hồ sơ xin học như: bài kiểm tra, bài luận, thư giới thiệu.
Cuộc tranh luận về châu Á cũng là một khía cạnh khác trong cuộc tranh luận về tính đa dạng và đặc quyền trong giáo dục đại học. Một số trường và những người ủng hộ cho rằng tính đa dạng nên được xác định bằng những lớp học kinh tế - xã hội kết hợp, hơn là đa dạng về chủng tộc hay sắc tộc.
Nhiều người chỉ ra rằng, mặc dù người châu Á có một khuôn mẫu riêng nhưng vẫn có sự đa dạng nhất định trong đó: những người đến từ Ấn Độ, Trung Quốc hay các quốc gia Đông Nam Á khác nhau họ đều khác nhau rất nhiều.
Lại là một câu chuyện khác nếu như ở thời của phụ huynh các em. Cách đây 40 năm, Joe Chow không hề cảm thấy có rào cản khi là người châu Á. Ngược lại, điều đó có lợi cho ông.
"Đầu những năm 70, người Mỹ gốc Á vẫn là thiểu số" - ông nói. "Vì thế, chúng tôi hưởng lợi từ các phong trào dân quyền". Ông Chow tốt nghiệp ĐH Brandeis và lấy bằng MBA tại MIT.
Ông Chow và vợ, bà Selina hiện là chủ tịch hội đồng quản trị của Trung tâm Chinatown Boston. Họ khuyến khích con cái tập trung vào tiếng Anh, thuyết trình và biểu diễn. "Gia đình chúng tôi có quan điểm hoàn toàn không giống các gia đình châu Á điển hình. Selina và tôi rất thoải mái với việc bọn trẻ được học trong một nền giáo dục đại cương tốt". Con gái cả của họ học ở ĐH Northwestern, con trai thì học ở Skidmore College, còn con gái út đang là sinh viên của Colby College. Một số bạn bè châu Á của họ thường hỏi tại sao họ lại "lãng phí thời gian" vào các môn đại cương hơn là toán và khoa học. -> Xem thêm: Bí quyết lập kế hoạch xin học bổng du học Mỹ thành công
Số sinh viên gốc Á thành tích cao nộp hồ sơ vào trường tốp đầu đã tăng vọt trong thập kỷ qua. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, người gốc Á thuộc nhóm có thu nhập cao nhất, học vấn cao nhất và phát triển nhanh nhất nước Mỹ.
Tại Princeton, 21% sinh viên niên khóa 2018 là người Mỹ gốc Á. Ở Harvard con số này là 20%. Trong khi người gốc Á chỉ chiếm khoảng 5% dân số Mỹ.
"Tôi nghĩ rằng lượng người Mỹ gốc Á thành công đã đạt đến đỉnh điểm" - Elliot Place, người điều hành công ty tư vấn giáo dục 1on1 khẳng định. Cũng giống như tất cả các sinh viên học giỏi ở mọi dân tộc, người gốc Á "biết cách đạt điểm SAT cao và họ học rất giỏi môn toán và khoa học. Tôi nghĩ rằng họ thất vọng khi những điều này không phải là điểm cộng trong hồ sơ".
Hoạt động ngoại khoá - điểm cộng trong hồ sơ du học Mỹ?: Học sinh, sinh viên châu Á rất thông minh và nhanh nhạy, vì thế các diễn đàn và trang mạng đều có một lời khuyên sắt đá cho các bạn muốn xin nhập học hay học bổng du học là cần phải có thật nhiều hoạt động ngoại khóa.
Nhưng sự thật thì không hoàn như vậy. Những người xét duyệt đơn xin muốn bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa để bạn phát huy được các tố chất cá nhân của mình, và để họ có thể phát hiện ra một tiềm năng nào đó của bạn. Bạn ghi ra quá nhiều hoạt động, người ta sẽ không thể biết bạn thực sự muốn làm gì, hay bạn chỉ muốn làm cho vui và đẹp hồ sơ thôi.
Một bạn học sinh trong hồ sơ của mình đã liệt kê 12 công việc khác nhau mà mình đã làm, nhưng không thể mô tả chi tiết một công việc nào. Một bạn học sinh khác chỉ có duy nhất một hoạt động ngoại khóa, nhưng có thể kể chi tiết từng quy trình, từng vấn đề gặp phải và từng bài học rút ra. Theo bạn, ai sẽ chiến thắng?
Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hồ sơ du học Mỹ, visa du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.