TS. Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) đề xuất kỳ thi THPT quốc gia đổi thành kỳ thi “2 trong 1 buổi”, có nghĩa là tách bài thi thành 2 phần: thi tốt nghiệp THPT và thi đại học.
> Phụ huynh vất vả vì lịch nghỉ học luân phiên của học sinh tại Hà Nội
> Tại sao mỗi năm hàng ngàn sinh viên bỏ học sau năm nhất đại học?
Tọa đàm trực tuyến Đổi mới thi cử - Thực tiễn và những vấn đề đặt ra tổ chức ngày 13/9 tại Trụ sở văn phòng Quốc hội. PGS.TS Phạm Tất Thắng - Đại biểu Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cho biết kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 cho biết có nhiều hạn chế bất cập trong khâu tổ chức và quản lý. Ông Thắng khẳng định cần xác định lộ trình duy trì phương thức thi 2 trong 1 cho đến khi có thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới để tiếp tục đổi mới thi.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội - cho rằng với 156 tổ hợp dự thi là quá nhiều. Ông cho biết xét tuyển theo tổ hợp nên cân nhắc rõ ràng, bởi vì nếu xét tuyển tổ hợp không cơ bản sẽ dẫn đến tuyển sinh dù đủ chỉ tiêu nhưng chất lượng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, ông Đức đã chỉ rõ đề thi phải có môn Toán và Ngữ văn làm giá trị cốt lõi. Đối với ngành ngoại ngữ thì có thêm môn ngoại ngữ, ngành y có thêm môn Sinh học, Hóa học, không nên tràn lan tổ hợp xét tuyển.
TS Quách Tuấn Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT - thì đề xuất tổ chức thi “2 trong 1 buổi”. Bài thi có 2 phần đề dành cho tốt nghiệp THPT và thi đại học. Do đó học sinh có nhu cầu thi đại học và học sinh không có nhu cầu thi đại học sẽ ngồi riêng ra, phần thi đại học sẽ do đại học chủ trì. Bên cạnh đó TS Ngọc cũng đưa ra các đề xuất mở các trung tâm khảo thí độc lập hay thi trên máy tính, nhưng thực tế để xây dựng mô hình như vậy thật không dễ dàng. Ở Việt Nam, sẽ rất khó để có được một trung tâm khảo thí độc lập đáng tin cậy.
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường THCS&THPT Marie Curie - mong Việt Nam có điều kiện để ra đời Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng độc lập. Từ đó uy tín của trung tâm được tạo ra từ công việc. Vấn đề là Quốc hội ban hành luật, Chính phủ có các nghị định để chính thức tạo điều kiện cho trung tâm này ra đời.
> TPHCM: Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 16 ngày
> Giáo viên địa phương sẽ không chấm thi THPT Quốc gia tại tỉnh mình
Kênh Tuyển Sinh - Trang Nguyễn