Hai năm gần đây, mỗi năm hàng ngàn sinh viên năm nhất đều bỏ học. Hiện tượng này xuất hiện kể các ở các trường Đại học lớn, Đại học trực thuộc ĐHQG. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hệ lụy này?
> Kỷ luật một hiệu trưởng tiểu học ở Cà Mau vì có nhiều vi phạm
> Nhiều trường Đại học xét tuyển sinh viên "dự bị" đại học
Tình trạng sinh viên bỏ học mỗi năm mỗi tăng
Tình trạng sinh viên bỏ học sau năm thứ nhất không chỉ ở các trường Đại học trực thuộc khối ĐHQG mà còn ở những trường Đại học lớn khác. Nếu trước kia lác đác tình trạng bỏ học do khó khăn về kinh tế hoặc do khả năng không thể đáp ứng với ngành nghề đang học. Thì 2 năm vừa rồi, mỗi năm số lượng tăng khoảng 10% với muôn vàn lý do. Chưa bao giờ nhiều như thế chỉ sau khi sinh viên học hết năm thứ nhất.
Thứ hai là số lượng đăng ký tuyển sinh ảo rất nhiều, trước đây đã đăng ký vào trường nào là cố định luôn, giờ tha hồ lựa chọn nguyện vọng nên hầu hết là đăng ký ảo. Nguyên nhân có thể là học sinh có nhiều sự lựa chọn vào trường khác nhưng cũng có thể một phần là do năng lực thực sự của các em không phù hợp để tiếp tục theo học.
Ngoài ra, xu hướng lựa chọn những ngành xã hội nhân văn hiện nay là rất lớn. Trước đây, tỷ lệ vào trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cũng bình thường thôi nhưng chưa bao giờ mà tỷ lệ vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn lại bùng nổ như bây giờ. Việc mất cân bằng này là do xu hướng là học sinh đang muốn lựa chọn các ngành dễ học. Đó là điều cảnh báo, bởi sẽ dễ làm gãy cán cân cơ cấu ngành nghề trong xã hội.
Cần chọn lọc hơn trong khâu xét tuyển
Chúng ta cần phải cân nhắc với các tổ hợp xét tuyển, bởi rất nhiều trường chọn những tổ hợp xét tuyển không cơ bản. Như thế với các trường là lợi bất cập hại, vì cứ tưởng là tuyển đủ nhưng không nghĩ đến số lượng sinh viên không theo học được và ảnh hưởng đến chất lượng sau này.
Để hạn chế những tiêu cực như trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Bộ GD&ĐT cần thường xuyên đề xuất tổ chức và tập huấn. Có cơ chế giám sát, nhưng đồng thời phải tăng cường tập huấn. Và phải đưa vào những hội đồng thi những cán bộ thực sự có năng lực, có kiến thức, chứ đừng lấy chức vụ, cơ cấu. Chức vụ, cơ cấu tốt để chỉ đạo, huy động nguồn lực xã hội, còn với những khâu chuyên môn phải là người có kinh nghiệm.
Ví dụ phòng thi bao giờ cũng một người có kinh nghiệm và một người mới. Đoàn thanh tra bao giờ cũng phải có một người trong ban đào tạo, chứ người non kinh nghiệm đi là không ăn thua. Nhưng những điều này thì không văn bản nào quy định được mà do những người điều hành. Phần này rất cần khi tổ chức ở các địa phương.
Kênh tuyển sinh - Tin tức tổng hợp
> TPHCM: Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 16 ngày
> Học 6 năm vẫn chưa tốt nghiệp, nhiều sinh viên có nguy cơ bị buộc thôi học