Sáng ngày 13/09, tại tọa đàm trực tuyến "Đổi mới thi cử - Thực tiễn và những vấn đề đặt ra", thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, giáo viên tại địa phương sẽ không thực hiện công tác coi thi và chám thi tại tỉnh mình.

TPHCM: Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 16 ngày

Học 6 năm vẫn chưa tốt nghiệp, nhiều sinh viên có nguy cơ bị buộc thôi học

Trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua đã xảy ra những sai xót và gian lận trong thi cử gây ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả của các thí sinh. Chính vì vậy, Bộ sẽ khắc phục những vấn đề tiêu cực không đáng có. Cụ thể là giáo viên sẽ không coi thi và chấm thi học sinh ở địa phương mình và giảng viên đại học cũng không coi thi tại tỉnh nhà.

Tuy nhiên, về phương thức tổ chức thi sẽ được giữ nguyên cho đến năm 2020, những năm tiếp theo sẽ thay đổi dụa vào mức độ thành công và đánh giá của những năm thi trước.

Giáo viên địa phương sẽ không chấm thi THPT Quốc gia tại tỉnh mình

Trong buổi tọa đàm "Đổi mới thi cử - Thực tiễn và những vấn đề đặt ra", thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ có chia sẻ: "Để khắc phục những tồn tại của kỳ thi năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ bổ sung nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi theo hướng phong phú hơn, chất lượng, chuẩn hóa, bảo đảm có dữ liệu, cơ sở để ra kỳ thi phù hợp, đạt mục tiêu đề ra.

Bộ sẽ hoàn thiện quy chế, khắc phục những điểm hạn chế về kỹ thuật, tạo rào cản kỹ thuật chặt chẽ, không có sơ hở, có cơ chế kiểm soát, để cho những người có nghề về CNTT, nếu có ý gian lận cũng khó thực hiện.

Giáo viên địa phương sẽ không chấm thi THPT Quốc gia tại tỉnh mình

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa trường ĐH, CĐ với các sở để có kỳ thi chất lượng; ăng cường công tác tập huấn cho giáo viên, giảng viên coi thi, chấm thi.

Đặc biệt, việc chấm thi cũng có sự điều chỉnh, làm sao để giáo viên không chấm thi học sinh của tỉnh mình, giảng viên đại học địa phương cũng vậy, không coi thi, chấm thi ở địa phương, để đảm bảo khách quan. Giữa ban chỉ đạo trung ương và địa phương cần phải phối hợp chặt chẽ".

Giáo viên địa phương sẽ không chấm thi THPT Quốc gia tại tỉnh mình

Đây có thể được coi là một trong những phương án giải quyết những tiêu cực trong thi cử. Tuy nhiên, cần phải có sự quản lý chặt chẽ, rà soát kỹ càng và trung thực mới có thể khắc phục được tình trạng này trong nhiều năm tới.

Đăng Tâm - Kênh tuyển sinh

Đại học Văn Lang vươn đến một tầm cao mới

Phụ huynh là "sân sau" để nhà xuất bản sách bù lỗ?