Bộ GD-ĐT đã đề xuất phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần.

Có thể miễn học phí, cho học sinh mượn sách giáo khoa?

Có thể miễn học phí, cho học sinh mượn sách giáo khoa?

Trước tình hình các mặt hàng thiết yếu đều tăng giá, đời sống người dân khó khăn, nếu có sự quyết tâm thực hiện giữa các bộ ngành thì năm học mới vẫn có thể...

1. Đã chờ từ rất lâu

Chị Vân Hà, có con học lớp 11 tại Hà Nội, chia sẻ: “Thế hệ 7X chúng tôi ngày xưa không có khái niệm mua sách giáo khoa (SGK) mà chỉ mượn sách ở thư viện nhà trường. Vì thế, sử dụng phải rất giữ gìn để hết năm học trả lại cho thế hệ sau dùng tiếp. Đây là cách nên được duy trì, đặc biệt ở vùng khó khăn”.

Cần sớm thực hiện việc cho học sinh mượn sách giáo khoa - Ảnh 1

Cần sớm thực hiện việc cho học sinh mượn sách giáo khoa

Chị Đặng Huyền Thương, một du học sinh từ cấp THPT ở Mỹ, cho biết ở nước này không bắt buộc phải mua cả bộ SGK với rất nhiều cuốn như ở Việt Nam, sách có thể mượn thư viện trường học, sử dụng bản mềm. SGK cũng không phải là tài liệu học tập bắt buộc vì giáo viên không chỉ căn cứ vào một cuốn SGK cụ thể, duy nhất nào đó để giảng dạy. Do vậy, học sinh (HS) cũng không bắt buộc phải mua một bộ SGK cụ thể nào, thư viện trường học có tất cả các bộ SGK khác nhau và các tài liệu tham khảo, HS có thể mượn để học.

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội, cho hay ông đã chờ đợi đề xuất này của Bộ GD-ĐT từ rất lâu thay vì tranh cãi làm thế nào để hạ giá bán SGK bằng các mệnh lệnh hành chính. Theo ông Khang, không nên chỉ nghĩ đến người nghèo hoặc người có điều kiện kinh tế khá giả để đưa ra giải pháp “cào bằng”. Nên có các giải pháp khác nhau phù hợp với khả năng đa dạng của mọi người dân.

Ông Khang nêu ý tưởng, bộ SGK cấp độ 1 (giá cao): giấy tốt, in đẹp (4 màu)… để ai có khả năng thì có SGK chất lượng cao để mua. Bộ SGK cấp độ 2 (giá rẻ hơn): giấy rẻ hơn, in 2 màu… người ít tiền có SGK “giá mềm” để mua. Nhà nước cấp ngân sách mua bộ SGK cấp độ 2 trang bị cho thư viện trường học, người dân không có tiền mua SGK thì mượn của nhà trường, cuối năm học trả lại cho thư viện trường. Ngoài ngân sách nhà nước, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tặng SGK cho thư viện trường học, tủ sách dùng chung cho nhiều thế hệ HS.

2. Thư viện sách giáo khoa dùng chung

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, các đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp), Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương)… cũng đề nghị đối với các trường miền núi, cần phải có ngân sách để đầu tư cho SGK trong các thư viện, giúp HS con các gia đình nghèo và dân tộc thiểu số có thể mượn sách, không phải đi mua sách.

3. Trường quốc tế sử dụng tài liệu học tập do giáo viên biên soạn

Bà Tô Hạ Uyên, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc TP.HCM (SIC), cho hay việc sử dụng tài liệu và SGK trong các trường giảng dạy chương trình quốc tế có những khác biệt với trường công lập thực hiện chương trình của Bộ GD- ĐT. Chẳng hạn tại Trường Quốc tế Việt Úc TP.HCM, thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông của bang Tây Úc (Úc) nên tương tự như các trường ở bang này, không sử dụng SGK như VN. Mà căn cứ theo chương trình khung của bang, giáo viên tự tìm nguồn tài liệu, xây dựng học liệu để cung cấp và giảng dạy cho HS. Nguồn học liệu do các giáo viên chịu trách nhiệm về chất lượng và cung cấp để nhà trường in ấn ra phát cho HS. Những tài liệu này, có những năm sử dụng lại, có năm cần phải cập nhật, bổ sung. Những trường ngoài công lập thực hiện theo chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT thì việc sử dụng SGK tương tự như các trường công lập.