Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

Bộ Giáo dục dự kiến bỏ định mức tối đa giáo viên/lớp

Bộ Giáo dục dự kiến bỏ định mức tối đa giáo viên/lớp

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bỏ định mức tối đa tỷ lệ giáo viên/lớp để địa phương có cơ sở tuyển dụng phù hợp với nhu cầu.

Ngày 30/9 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Cụ thể, đối với nhiệm vụ triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13; kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa (thời hạn hoàn thành là tháng 12/2025) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để ban hành các chế độ, chính sách liên quan đến triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường giám sát việc thực hiện của các hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để nâng cao chất lượng sách giáo khoa. (Ảnh minh họa: Ngọc Ánh)
Tổ chức thẩm định và phê duyệt Chương trình giáo dục tích hợp; danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10; sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số lớp 1, lớp 2 để thực hiện theo đúng lộ trình thực hiện đổi mới Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội;
Bộ cũng đã hướng dẫn các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa chuẩn bị triển khai năm học 2022-2023. Đồng thời tổ chức giới thiệu và tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10;

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK - Ảnh 1

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử bảo đảm yêu cầu “thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh”.
Bộ cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá học sinh và tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học đối với môn Tiếng Việt cấp tiểu học và môn Ngữ Văn cấp trung học.
Việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục được Bộ chỉ đạo thực hiện thông qua Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP).
Hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW3, trong đó, ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

> Chuyện sĩ số lớp ở trường: dựa vào “may rủi” để vào trường công

> Bộ GD-ĐT đề xuất gì trước tình trạng giáo viên nghỉ việc?

Theo Giáo dục Việt Nam