Năm 2022, NXB Giáo dục Việt Nam đạt tổng doanh thu hơn 1.828 tỉ đồng, nhờ vào việc sách giáo khoa mới tăng cao hơn sách chương trình cũ 3 - 4 lần. Cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu về việc này nhé!

Đề thi tốt nghiệp THPT được in sao và bảo quản thế nào?

Đề thi tốt nghiệp THPT được in sao và bảo quản thế nào?

Đề thi tốt nghiệp THPT thuộc danh mục bí mật nhà nước độ "tối mật" nên quá trình in sao, bảo quản được thực hiện nghiêm ngặt, luôn có công an giám sát.

1. Lãi hàng trăm tỉ nhờ SGK chương trình mới

NXB Giáo dục Việt Nam vừa công bố “Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2021”. Theo đó, năm 2021 NXB Giáo dục Việt Nam phát hành 164,6 triệu bản sách giáo khoa (SGK), đạt 140% so với kế hoạch. Tổng doanh thu đạt hơn 1.828 tỉ đồng. Trong đó, doanh thu chủ yếu từ phân phối SGK và các khoản doanh thu khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận sau thuế của NXB này đạt 287,4 tỉ đồng, đạt 250% so với kế hoạch mà cơ quan chủ quản là Bộ GD-ĐT giao. “NXB có tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân là 39,9% và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản là 17,9%, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 hiệu quả”, báo cáo nêu. 7 công ty con hoạt động trong lĩnh vực tương tự do NXB Giáo dục Việt Nam nắm quyền chi phối cũng đều báo lãi, tổng cộng đạt 46 tỉ đồng.

Khi chưa thực hiện thay SGK mới, năm nào NXB Giáo dục Việt Nam cũng báo cáo lỗ khoảng hơn 40 tỉ đồng/năm. Từ năm học 2020 - 2021, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, giá SGK mới đã tăng cao hơn sách của chương trình cũ từ 3 - 4 lần (yếu tố quan trọng tạo ra khoản lãi hàng trăm tỉ đồng - PV).

Giá sách giáo khoa cao gấp 3 - 4 lần, NXB Giáo dục Việt Nam lãi khủng - Ảnh 1

Giá sách giáo khoa cao gấp 3 - 4 lần, NXB Giáo dục Việt Nam lãi khủng

2. “Giá bán SGK phù hợp với đại đa số các gia đình” !

Lý giải về việc vì sao giá SGK mới cao hơn hẳn giá hiện hành, NXB Giáo dục Việt Nam cho rằng có khác biệt cơ bản giữa chi phí tổ chức biên soạn SGK hiện hành và bộ sách mới. Thứ nhất, về nguồn vốn, việc biên soạn, xuất bản SGK mới là vốn do doanh nghiệp tự đầu tư và vay ngân hàng. Còn đối với sách hiện hành (cũ), là bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn vay Ngân hàng Thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam chỉ chi trả các chi phí tổ chức bản thảo cho việc tái bản. Chi phí bản thảo sách hiện hành chỉ bằng khoảng 1/10 bản thảo sách mới. Thứ hai, nhuận bút đối với SGK mới cao hơn so với sách hiện hành và phát sinh trong chế độ đãi ngộ do cơ chế cạnh tranh để có tác giả giỏi.

3. Nghị quyết quốc hội yêu cầu có biện pháp hạ giá thành SGK

Nghị quyết số 63 kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV (thông qua ngày 16.6 vừa qua) nêu rõ: “Bổ sung SGK vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá khi sửa đổi luật Giá; trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành SGK phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá SGK đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định; nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về tài liệu tham khảo, tránh lãng phí”.

Thứ ba, SGK mới có khổ 19 x 26,5 cm, lớn hơn 1,23 lần khổ SGK hiện hành (17 x 24 cm) để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục theo mô hình phát triển năng lực, thông qua hình ảnh hóa nội dung... Do đó, chi phí in tăng 23% so với SGK hiện hành.

Đáng chú ý, theo phân tích của NXB Giáo dục Việt Nam thì việc cạnh tranh khi có nhiều bộ SGK, nhiều NXB làm SGK... lại khiến giá SGK tăng chứ không giảm như với các mặt hàng khác. Cụ thể: “Khi có nhiều bộ SGK cùng được xuất bản khiến cho số lượng bản SGK ở mỗi tên sách được phát hành sẽ ít hơn so với khi chỉ có một bộ SGK, do đó chi phí tổ chức bản thảo phân bổ cho mỗi bản SGK sẽ cao hơn so với SGK hiện hành. Khi có nhiều NXB cùng tham gia xuất bản SGK trong môi trường cạnh tranh kéo theo chi phí cho việc giới thiệu, cung cấp sách mẫu, truyền thông… trong khi giá của SGK hiện hành (cũ) không phải chịu các chi phí này”.

4. Ý kiến từ người dân mua sách giáo khoa mới

 Chị Nguyễn Thị Hòa, một phụ huynh học sinh ở Thanh Hóa từng "lo đứt ruột", từng muốn tăng xông vì giá cả SGK ngày càng "leo thang".

Trước, nhà trường bán kiểu “combo” mỗi phụ huynh như chị Hoà phải mất đến 800.000 đồng để mua 1 bộ sách có kèm sách tham khảo, bộ dụng cụ học tập...

Thêm các chi phí như vở viết, quần áo... Tính sơ sơ đến ngót 5 triệu đồng.

Đó là trước khi SGK tăng giá.

Hoà nói chị có “tận 3 con”. Nhưng năm nào học xong cũng phải thay mới hết.

Khi SGK tăng gấp 2, gấp 3 vì “khổ to giấy đẹp”, có nghĩa rằng sẽ “tốn kém lắm”, nhưng rồi còn có cách nào khác đâu ngoài việc... “cắn răng”. Đấy! SGK thiết yếu có khác gì cơm ăn nước uống hàng ngày đâu.

Chắc chị Hoà, cũng như các bậc phụ huynh, cũng như nhân dân chúng ta hẳn phải sốc lắm khi kết quả kinh doanh của NXB Giáo dục vừa công bố với tổng doanh thu đến 1.828 tỉ đồng, trong đó 97% đến từ hoạt động phát hành sách.

Nếu chưa đủ tăng xông thì đây nữa "Lãi sau thuế của họ lên đến 287 tỉ đồng, đạt tới 250% kế hoạch mà cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và đào tạo đã giao".

Vẫn chưa hết: Năm ngoái, khi nhân dân ngắc ngoải vì dịch COVID-19, vì bão giá thì NXB độc quyền in sách giáo khoa (SGK) này đã in hơn 184 triệu quyển SGK, vượt 40% so với kế hoạch.

Vượt kế hoạch 40% - Giờ mới biết vì sao có chuyện SGK dùng 1 lần, phí phạm ngàn tỉ mỗi năm. Mới biết vì sao SGK cứ thay đổi với tốc độ nhanh như vậy.

Lãi 250% kế hoạch - Giờ mới hiểu vì sao dân kêu SGK mới tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 sách cũ.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Phan Viết Lượng từng nói đến “một ai đó”, rằng: SGK cũng có thể coi là sản phẩm thiết yếu, nên cần phải định giá cho phù hợp. Không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà đẩy giá sách lên được.

Một ai đó thì là ai? Thật ra dân biết lâu rồi, nhất là trước mỗi kỳ khai giảng, phải móc sạch túi cho những bộ SGK dùng một lần. Những bộ sách mà có người từng nói là “kỹ thuật” của người làm sách.

> Tuyển sinh ĐH 2022: Có được đăng ký tất cả các phương thức lên hệ thống chung?

> Nhiều hiệu trưởng, hiệu phó ở Quảng Bình không có quyết định tuyển dụng

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp