Với mỗi năm hơn 400.000 học sinh không đậu vào lớp 10 nhưng chỉ có một phần rất nhỏ đi học nghề, chúng ta cần nhìn nhận lại việc hướng nghiệp cho học sinh ngày từ THCS đang rất cấp bách.
>>> Sai lầm đáng tiếc có thể khiến gần 14.000 thí sinh mất điểm
>>> Ngày 10/07 Sở GD&ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2018
>>> Điểm thấp bất ngờ trong kì thi tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM
Vấn đề hàng đầu “hướng nghiệp cho học sinh”
Trong xã hội ngày này, việc học nghề đang là vấn đề nan giải mà xã hội cần giải quyết triệt để. Nhiều người vì “sĩ diện” hoặc với ý nghĩ học càng cao các dễ kiếm việc làm không muốn cho các con em học nghề mà lại cố để vào lớp 10 dễ gây hiện tượng các em dễ mất phương hướng về nghề nghiệp.
GS Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, nhận xét: “Một trong những nguyên nhân lớn nhất cản trở việc này là công tác hướng nghiệp quá chậm trễ và thiếu chuyên nghiệp. Lâu nay, chúng ta chỉ mới tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay trước kỳ thi THPT. Nghĩa là sắp tốt nghiệp THPT rồi, các em mới được tiếp cận với việc lựa chọn hướng đi cho tương lai, mà phần lớn chỉ hướng theo một con đường duy nhất: vào ĐH”. Theo GS Ga chia sẻ, hiện nay tốt nghiệp THPT là có cơ hội học ĐH, nên việc hướng nghiệp chậm trễ như vậy không phù hợp với công tác phân luồng, nếu không muốn nói là hết sức mâu thuẫn.
Lúc này, sức ép cho bậc ĐH quá lớn, khi gần như 100% học sinh tốt nghiệp THPT sẽ chỉ có mong muốn học ĐH. “Những em không có điều kiện hoặc không đủ năng lực đậu ĐH, lúc đó mới đi học nghề, thì coi như đã lãng phí mất 3 năm học THPT. Nếu như các em được hướng nghiệp từ năm lớp 6, 7, 8, thì những ai xác định không học ĐH, ngay sau khi tốt nghiệp THCS đã có thể đi học trường nghề hoặc theo đuổi những con đường riêng”, GS Ga nhấn mạnh.
Không chỉ vậy, ông Phan Bửu Toàn, Phó hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn, cho rằng hướng nghiệp ở ta hiện mới chỉ cung cấp những thông tin đơn giản mà chưa có phương pháp kích thích, khơi gợi niềm yêu thích nghề nghiệp.Theo ông Toàn, sử dụng biện pháp hành chính để hướng học sinh đi học nghề trong khi các em chưa thực sự yêu thích, thì dù có vào học rồi, học sinh cũng nghỉ.
Bệnh thành tích, ra trường không có việc làm
Với tâm lý của đa phần mọi người trong xã hôi “phải học ĐH bằng mọi giá”, tư duy “có bằng cấp mới thành công” là nguyên nhân lớn khiến việc phân luồng sau THCS không thể thực hiện được.
Ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định, trăn trở: “Người VN ai cũng muốn học cao để thành công. Đó là lý do mà trong những năm qua, mặc dù chúng tôi tuyên truyền, hướng nghiệp rất mạnh mẽ nhưng học xong lớp 9 các em vẫn quyết lên lớp 10 để sau này vào ĐH. Con đường học nghề rồi sau đó liên thông, thì vẫn mang tiếng là “học nghề”, phụ huynh chưa thể thay đổi tư duy này”.
Đối với một số địa phương, việc này khó khăn gấp nhiều lần khi nằm trong điều kiện kinh tế kém thuận lợi. Ông Nguyễn Anh Linh, Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Thuận, cho rằng việc lay chuyển tâm lý của phụ huynh đã khó, càng khó hơn khi tại địa phương việc làm dành cho người học nghề còn rất hạn chế do không phải thành phố lớn, không có khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp sản xuất cũng ít.
“Điều đó cản trở việc thay đổi suy nghĩ của phụ huynh. Nếu như học nghề ra có việc làm ngay và thu nhập khá thì sẽ đỡ hơn. Hằng năm, tỉnh có khoảng 2.000 học sinh tốt nghiệp THCS không vào lớp 10, thì chỉ 60 - 70 em chịu đi học nghề, còn lại hầu hết đi lao động tay chân mà không qua đào tạo”, ông Linh chia sẻ.
Từ đó, theo GS Bùi Văn Ga, để vận động phụ huynh học sinh “chịu” theo luồng học nghề, thì phải giải quyết được vấn đề việc làm tốt cho người học. Mặc dù nhà nước đã đưa ra các quyết sách về phân luồng rất rõ ràng, nhưng một số bộ, ngành lại có những quy định gây mâu thuẫn, ảnh hưởng nhất định. Chẳng hạn, Bộ Y tế - Bộ Nội vụ đã quyết định “khai tử” viên chức trình độ trung cấp các ngành điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên kể từ năm 2021, và sẽ bắt đầu năm 2025 để được xếp hạng viên chức các ngành này, người lao động phải có trình độ Cao Đẳng trở lên.
Với lý do là vì VN đã ký thỏa thuận khung công nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN, quy định để được hành nghề điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên thì thời gian đào tạo tối thiểu là 3 năm. Dược, nha sĩ và bác sĩ đòi hỏi thời gian dài hơn.
Tương tự, trong lĩnh vực du lịch, người tốt nghiệp trung cấp không đủ điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Bửu Toàn nhìn nhận: “Quy định đó cũng có ít nhiều gây ảnh hưởng, tuy nhiên vẫn không đáng kể bằng vấn đề tâm lý, tư duy người học hoặc công tác hướng nghiệp còn yếu”.
Xem thêm
>>> Tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng hình thức thi tổ hợp Anh-Sinh-Sử cho lớp 10
>>> Tổng hợp đề thi các môn chuyên trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội
>>> Đề thi văn hệ chuyên tại Hà Nội được nhiều học sinh nhận xét: “khá thực tế”
Theo Thanh niên - Kênh Tuyển Sinh