Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, lý do chúng ta cứ mãi loay hoay trong câu chuyện thi cử, tuyển sinh đại học... Đó là vì chúng ta chưa thực sự trung thực trong giáo dục.

Yêu cầu đại học công khai ngành buộc phải dừng tuyển sinh

Yêu cầu đại học công khai ngành buộc phải dừng tuyển sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường rà soát, công khai ngành buộc phải dừng tuyển sinh và thông báo để thí sinh kịp thời điều chỉnh nguyện vọng.

1. "Vòng kim cô" chỉ tiêu

Đầu năm đăng ký chỉ tiêu, giữa năm rà soát chỉ tiêu, cuối năm đối sánh chỉ tiêu - vòng tròn luẩn quẩn đó quay cuồng với những con số được ấn định cùng nguyên tắc ngầm: chỉ tiêu giáo viên đăng ký không được thấp hơn chỉ tiêu của nhà trường, chỉ tiêu của nhà trường không được thấp hơn mặt bằng chung của phòng giáo dục.

Không đạt chỉ tiêu sẽ bị trừ điểm thi đua, bị hạ danh hiệu thi đua, bị điểm mặt gọi tên suốt trong các cuộc họp... Và để tránh hệ lụy đáng ngại ấy, người ta buộc phải đua cùng chỉ tiêu, xoay xở mọi cách để đạt chỉ tiêu, kể cả dùng mọi chiêu trò đảm bảo chỉ tiêu. Những con số chỉ tiêu bao năm qua vẫn là "vòng kim cô" siết chặt người thầy vào guồng quay của thành tích ảo. Muốn trung thực trong giáo dục ư? Khó lắm thay!

Hãy nhìn căn bệnh thành tích ăn sâu mọc rễ trong tư duy giáo dục của bao gia đình Việt. Trẻ mầm non đã học như bão táp, cuống cuồng chu toàn khâu đọc thông viết thạo vì sợ con "lơ ngơ như vịt lạc đàn". Trẻ lớp 1 thi học kỳ căng như dây đàn, thức khuya dậy sớm ôn luyện mải mướt, phụ huynh còn gọi cô giáo xin thêm bài ôn tập. Trẻ các cấp nối dài giờ học ở trường sang các lớp học thêm, học kèm, học trung tâm...

Thiếu trung thực trong giáo dục đã và đang ảnh hưởng đến nước ta ra sao? - Ảnh 1

Thiếu trung thực trong giáo dục đã và đang ảnh hưởng đến nước ta ra sao?

2. Hệ lụy của "mưa" điểm 10, "bão" giấy khen

Tấm giấy khen vẫn ào ạt tải lên mạng để khoe thành tích của con trẻ sau một năm học tập. Cơn sóng đua theo trường chuyên lớp chọn chưa bao giờ vơi sức nóng đẩy tỉ lệ chọi cao ngất ngưởng. Giỏi văn hóa chưa đủ, giờ người ta đua chen giành giật các giải thể thao, giải năng khiếu văn nghệ, giải thi sáng tạo khoa học kỹ thuật...

Từ đây, "cơn mưa" điểm 10 và "cơn bão" giấy khen gây bức xúc trong dư luận, những học bạ đẹp như mơ bùng phát khiến người ta sửng sốt về sự trượt giá của điểm số. Từ đây, bọn trẻ bị tước dần quỹ thời gian ăn, chơi, ngủ, nghỉ để dành trọn cho việc học dẫn đến bức tranh bi hài về thế hệ "gà công nghiệp", "búp bê trong tủ kính" cứ trêu ngươi nhức nhối.

Căn bệnh sính thành tích dẫn đến thực trạng nền giáo dục thiếu trung thực khởi phát từ hai phía: nhà trường và gia đình. Dẫu ngành đã khởi động công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện hòng thổi luồng gió mới vào thực tiễn dạy học ở trường phổ thông: đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học, chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, nhưng thú thật, lực cản vô hình từ căn bệnh thành tích trong nhà trường và mỗi gia đình vẫn hằn thêm vết lồi lõm xấu xí trên con đường tiến về khát vọng "học thật, thi thật, nhân tài thật"!

Chấp nhận năng lực thật sự của mỗi đứa trẻ, trân trọng từng nỗ lực tiến bộ của trẻ, động viên và tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực để trẻ học tri thức rèn nhân cách - giấc mơ ấy có xa vời chăng?

3. Phát biểu của Thủ tướng Vũ Đức Đam

Chia sẻ tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng nay (12/8), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, giáo dục luôn được xã hội quan tâm, đây là điều may mắn nhưng cũng vì thế chịu áp lực. Bởi khi người người đều quan tâm đến giáo dục, mà ai cũng có thực tiễn giáo dục của bản thân, ai cũng tưởng chừng mình là “chuyên gia giáo dục”…, nên sẽ rất bức xúc nếu cảm thấy ý kiến của mình không được tiếp thu hoàn toàn.

Tuy nhiên, theo ông Đam, giáo dục hay bất kỳ ngành nghề nào đi chăng nữa, cũng đều phải gắn với điều kiện, trình độ phát triển kinh tế của đất nước.

“Chúng ta đang ở mức phát triển trung bình thấp nhưng nhiều người mong muốn, nguyện vọng gián tiếp dẫn đến đòi hỏi đối với ngành giáo dục là phải như các nước phát triển nhất”.

Ông Đam cũng cho rằng, ngoài mong muốn xã hội thông cảm hơn thì ngành giáo dục cũng cần nhìn thẳng hơn vào những bất cập, yếu kém do chủ quan, để có những sửa đổi.

Ví dụ, ngành GD-ĐT không tự chủ được về biên chế, trường lớp, nhưng hoàn toàn tự chủ được về chuyên môn như về chương trình, SGK...

Hay tới đây, nếu thực hiện mô hình tự chủ trong trường phổ thông thì đương nhiên Bộ GD-ĐT phải là đơn vị đề xuất và phải thuyết phục xã hội, cả hệ thống cùng làm.

Theo ông Đam, có nhiều vấn đề mà ngành GD-ĐT phải nhìn thẳng vào yếu kém của mình mới có thể tìm ra câu trả lời.

Phó Thủ tướng nêu lên một vấn đề mà theo ông “dù có đau cũng phải nói”: “Tại sao chúng ta cứ loay hoay câu chuyện thi cử. Không chỉ thi THPT mà thi cử nói chung, kiểm tra, rồi dạy thêm, học thêm; hay hệ lụy nữa là chuyện sách tham khảo... Bởi rất đơn giản vì chúng ta chưa thực sự trung thực ngay trong giáo dục.

Tại sao chúng ta cứ phải khổ sở trong câu chuyện tuyển sinh đại học, dù bây giờ đã nhẹ hơn rất nhiều so với trước.

Tại sao ở các nước phát triển, phần lớn các trường đại học đều cho sinh viên vào học tự do? Bởi họ trung thực, khách quan. Sinh viên có thể vào học thoải mái, nhưng học không được sẽ bị đánh giá, từ đó có thể bị lưu ban hoặc phải chuyển ra ngoài. Còn đất nước mình tại sao không được như vậy, bản chất vấn đề do chúng ta chưa trung thực”.

Cùng đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện làm sao để thực chất việc dạy và học để phát triển toàn diện cả về “Đức - Trí - Thể - Mỹ” cho học sinh.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý đến “mỹ”, bởi khi một tâm hồn đẹp, chắc chắn sẽ hướng thiện. “Nhiều trường cũng đã có giảng dạy về mỹ thuật nhưng thiếu giáo viên và nhiều nơi phản ánh với tôi thực ra là chưa thực học. Rất nhiều người trong đó có tôi không biết cách đọc một đoạn nhạc. Giờ nhiều trường có đưa vào dạy nhưng các cháu học xong vẫn không đọc được, tức là hình thức”.

Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát thực chất các quy định về dạy thêm, học thêm, kiểm tra - cho điểm, sách tham khảo,... để đảm bảo việc không bằng cách này cách khác dẫn tới việc học sinh “phải tự nguyện”, xin để được học thêm, xin để được tổ chức lớp học, xin được đóng góp theo kiểu biến tướng.

“Phải kiên quyết làm. Tôi đề nghị các lãnh đạo các tỉnh kiên quyết rà soát trên địa bàn để thực hiện dứt khoát việc này”, ông Đam nói.

> Lưu ý khẩn về đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

> Cẩm nang tuyển sinh 2022: Gỡ rối thắc mắc trong đăng ký và sửa đổi nguyện vọng

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp