Vì sao Area Sales Manager (ASM) – Giám đốc bán hàng khu vực lại là nghề được nhiều người theo đuổi? Cùng tìm hiểu về ASM và những kỹ năng cần có của một ASM.
Bạn quan tâm đến vị trí Giám đốc bán hàng khu vực?
1. ASM là gì?
ASM là viết tắt của cụm từ Area Sales Manager – Giám đốc bán hàng khu vực. Vai trò của người quản lý bán hàng khu vực có liên quan trực tiếp tới các đối tác truyền thống của doanh nghiệp; họ thường là người có ảnh hưởng lớn nhất đến doanh thu và năng suất bán hàng tại khu vực. Họ chính là những người giám sát chính kế hoạch thực thi của doanh nghiệp để mang tới lợi nhuận cao hơn cho công ty.
Giám đốc bán hàng khu vực chịu trách nhiệm đảm bảo các mục tiêu bán hàng được đáp ứng trong khu vực hoặc lãnh thổ bán hàng được chỉ định. ASM phát triển mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các phòng ban để phát triển kinh doanh hữu cơ và tìm kiếm doanh nghiệp mới. Quản lý bán hàng khu vực là các chuyên gia hiểu về sản phẩm, khu vực thị trường, xu hướng, cơ hội và hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trong khu vực.
Sự khác biệt lớn nhất giữa một người Giám đốc bán hàng khu vực (ASM) và Giám đốc bán hàng (Sales Manager) chính là trách nhiệm đối với một lãnh thổ bán hàng cụ thể như miền hay khu vực. Tuy nhiên, bất chấp sự khác biệt này, vai trò của các nhà quản lý bán hàng khu vực có thể được xây dựng xung quanh cùng 4 nguyên tắc chính, với một chút thay đổi xung quanh việc:
- Đặt mục tiêu bán hàng cho khu vực.
- Tìm kiếm khách hàng mới và không ngừng mở rộng kinh doanh.
- Giám sát dữ liệu bán hàng và cập nhật xu hướng thị trường hiện tại và nhu cầu của khách hàng.
- Theo dõi doanh số và lợi nhuận cho từng tài khoản doanh nghiệp
- Chuẩn bị hồ sơ tài khoản cho tài khoản cho doanh nghiệp.
- Nhận thức về KPI của công ty và kế hoạch kinh doanh.
- Thuyết trình bán hàng cho khách hàng cho thấy sự thành công và uy tín của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin giá cả cho quản lý và đưa ra khuyến nghị giá.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp nếu thích hợp.
- Tạo chiến lược bán hàng để giám đốc bán hàng phê duyệt.
- Tuyển dụng và sa thải đại diện bán hàng
2. Lộ trình thăng tiến của ASM
Khi bạn đã trở thành ASM thì con đường đạt tới đỉnh cao sự nghiệp sẽ dễ đi hơn rất nhiều. Thực tế, Việt Nam từ trước tới nay có 6 miền. NSM (National Sales Manager) là giám đốc kinh doanh toàn quốc, đây là người có chức vụ cao nhất. Có trách nhiệm quản lý cũng như điều hành. Tiếp đến là mỗi miền cũng sẽ chịu sự quản lý dưới quyền của RSM Regional Sales Manager là giám đốc miền cai quản. Sau đấy, vùng sẽ được chia ra làm 4 đến 6 khu vực và đây là ASM.
Có thể thấy nếu bạn đang là ASM thì có thể trở thành RSM sau đó thành NSM. Thời gian để từ ASM lên NSM sẽ tối thiểu là 2 năm cho mỗi chức vụ. Thời gian đó bạn cần trau dỗi kỹ năng để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc tiếp theo. Theo nhiều nghiên cứu thì rất nhiều người có kinh nghiệm 5 năm vẫn nhận được sự từ chối khi ứng tuyển vị trí NSM.
3. Những kỹ năng cần có thể trở thành một ASM thành công
Để trở thành một ASM thành công, bạn cần phải có đủ những tố chất dưới đây:
3.1. Kỹ năng lãnh đạo
ASM là vị trí quản lý cấp cao, vì vậy muốn làm tốt vai trò này thì nghiễm nhiên bạn phải có kỹ năng lãnh đạo hơn người. Năng lực xuất chúng chưa đủ để bạn thành công, bạn còn cần trở thành người có thể truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên bên dưới nữa. Bạn sẽ là tấm gương để họ noi theo và học hỏi. Công việc của cả team có đạt được hiệu quả cao hay không chính là nhờ khả năng quản lý và dẫn dắt đội nhóm của bạn.
3.2. Khả năng phân tích
Kỹ năng phân tích cũng là một kỹ năng quan trọng đối với các giám đốc kinh doanh khu vực. Họ phải thu nhận rất nhiều thông tin, số liệu khác nhau rồi tiến hành phân tích và chọn lọc để tìm ra những thông tin hữu ích nhất. Những quyết định họ đưa ra có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của cả team Sales nói riêng cũng như cả doanh nghiệp nói chung. Chính vì vậy, khả năng phân tích và chọn lọc thông tin của họ phải xuất sắc hơn người.
3.3. Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch
Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch cũng rất quan trọng đối với các ASM. Một ngày, họ phải xử lý khối lượng công việc khổng lồ, nếu họ không biết cách tổ chức và sắp xếp chúng cho hợp lý và logic thì mọi thứ sẽ luôn “rối như mớ bòng bong”. Và trước khi thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào, họ cũng cần chuẩn bị thật kỹ, lên kế hoạch chu đáo. Như vậy thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn nhiều.
3.4. Sự nhạy bén
Sự nhạy bén trong kinh doanh cũng là một tố chất không thể thiếu của một giám đốc kinh doanh cấp vùng. Họ phải có tư duy nhạy bén thì mới có thể giúp công ty đạt được mục tiêu đã đề ra. Họ phải có khả năng quan sát cũng như thấu hiểu một cách nhanh nhạy mọi vấn đế xảy đến hoặc có thể xảy đến. Chỉ có như vậy, họ phải có thể bình tĩnh xử lý mọi vấn đề dù chúng có khó khăn đến thế nào đi chăng nữa. Sự nhạy bén cũng giúp họ nắm bắt được những điều mà người khác không nhìn ra được. Nhờ vậy, họ sẽ luôn “đi trước đón đầu” và thành công sớm hơn những người khác.
3.5. Sự am hiểu đối với khách hàng
Đã làm sales thì bạn phải thấu hiểu khách hàng bởi họ là nhân tố quan trọng nhất giúp bạn thành công trong công việc. Bạn phải hiểu rõ sở thích, nhu cầu của khách hàng cũng như những phản ứng của họ. Bạn cũng cần lý giải được tại sao khách hàng lại phản ứng như vậy. Từ đó, bạn tìm ra các giải pháp, chiến lược phù hợp nhất với thị hiếu khách hàng. Có như vậy, các chiến lược bán hàng bạn đề ra mới thành công mỹ mãn được!
> Làm sao kiểm soát được tâm lý bất ổn khi bị phải tăng ca mà không được tăng lương?
> Dấu hiệu nào cho thấy bạn đã sẵn sàng được thăng chức?
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp