Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp
Ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và cũng còn có thể để che giấu, đánh lạc hướng người khác. Vì ngôn ngữ gắn liền với ý thức, nó được sử dụng một cách có chủ định của ý thức.
Ngoài ra, có một loại “ngôn ngữ” khác ít hoặc không gắn liền với ý thức, nó có thể được biểu lộ một cách tự động, máy móc mà người khác chưa chắc đã hiểu ra. Đó là ngôn ngữ của cơ thể, được thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… trong quá trình giao tiếp và có hệ mã riêng. Chúng ta gọi là giao tiếp phi ngôn ngữ.
Giao tiếp Phi ngôn ngữ có vai trò quan trọng như thế nào?
Ngày nay khi thế giới dần dần bị thu nhỏ lại, phẳng ra thì sự va chạm giữa các nền văn hóa khác nhau được nhận thấy rõ ràng nhất trong quá trình giao tiếp. Là doanh nhân, hẳn đã có lần bạn phải cân nhắc trước khi gặp gỡ các đối tác quốc tế: nên giao tiếp theo phong tục của ta hay của họ, cư xử như thế nào cho đúng mực… vì ngôn ngữ là rào một cản không nhỏ.
Theo nghiên cứu các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp hàng ngày, lời nói bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn gọi là ngôn ngữ của cơ thể) và giọng điệu. Ngôn ngữ, lạ thay chỉ góp phần nhỏ nhất 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55%. Những công trình nghiên cứu ngày nay đã ghi vào danh mục hơn một triệu bản mã và tín hiệu liên quan đến ngôn ngữ cơ thể.
Các chuyên gia nói rằng trong cuộc đàm phán kéo dài 30 phút, hai người có thể biểu hiện hơn 800 thông điệp phi lời nói khác nhau.
Nếu cả hai người đều không hiểu hoặc không nhận ra những thông điệp này, thì cả hai chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp thấp. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi kết quả của nhiều cuộc đàm phán thương lượng không đến đích.
Một lần, trong một cuộc họp thân mật tại phòng khách sạn của vị chủ tịch tập đoàn một công ty đa quốc gia, với sự có mặt của nhiều đồng nghiệp các nước Đông Nam Á, một nữ doanh nhân trẻ có gương mặt dễ nhìn và trang phục sang trọng đã lôi cuốn thiện cảm của mọi người trong phòng họp ngay giây phút đầu tiên. Khi ngài chủ tịch phát biểu thì mọi người giật mình vì tiếng chuông điện thoại phát ra từ túi xách của nữ doanh nhân nọ. Ngay lập tức mọi ánh mắt đổ dồn nhìn về phía chị ta và như hiểu được rằng mình đang được mọi người chú ý, nữ doanh nhân này bắt đầu cuộc đàm thoại bằng giọng nói hết sức ngọt ngào, trong trẻo với âm thanh vừa đủ nghe cho cả mọi người.
Sau đó, ngồi trong phòng họp mà dường như gương mặt của chị lúc nào cũng bận rộn, miệng luôn nhai nhóp nhép kẹo cao su. Đôi lúc chị ta nhìn cô phiên dịch không mấy hài lòng, thỉnh thoảng còn chỉnh sửa từ ngữ dịch chưa được chính xác với vẻ bực bội ra mặt. Lâu lâu chị bỗng vươn vai, ưỡn ngực rồi ngáp một cách tự nhiên trước sự bỡ ngỡ của nhiều nguời.
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tự tin trong công việc cũng như cuộc sống
Trong xã hội hiện đại và nhất là trong môi trường kinh doanh quốc tế, rất cần thiết cho mỗi chúng ta trở nên tinh tế hơn, có những kỹ năng sống tự nhận thức và tự kiềm chế được ngôn ngữ cơ thể cũng như tập cách quan sát ngôn ngữ này thông qua những hình ảnh xung quanh để hiểu rõ đối tác mà ta đang giao tiếp.
Trong kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, ngoài việc để ý đến các cử chỉ điệu bộ và thông điệp của người đối diện, bạn còn phải biết cách đọc được những cử chỉ của người ấy và ý nghĩa của chúng. Khi có được kinh nghiệm đó, bạn sẽ nhận biết người đối diện, nhận biết bản thân và kiểm soát bản thân cũng như người đối diện bằng hành động phi ngôn ngữ.
Thông thường sau khi chào hỏi xã giao, người có kinh nghiệm bắt đầu chú ý đến những cử chỉ phi ngôn ngữ của người đối diện. Anh ta bắt chéo chân tay trong khi nói chuyện? Anh ta nhìn thẳng vào mắt mình? Anh ta che miệng khi đặt câu hỏi? Quan sát và hệ thống các cử chỉ đó lại, có thể đánh giá người đó có thực tình khi giao tiếp không, đang chán nản, tức giận hay đang nghi ngờ. Ban đầu, có thể bạn không nhận biết được 100% những cử chỉ đó, nhưng ít nhất cũng có thể nhận ra được một điều gì đó đang diễn ra ở người đối diện.
Khi kiểm soát hành vi, cử chỉ của mình và của người đối diện, chúng ta sẽ thấy được những cái lợi của ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ của cơ thể phản ánh cảm xúc thực sự bên trong nên hiểu được nó, bạn có thể sử dụng chúng một cách có lợi nhất khi gặp đối tác hoặc khi thuyết trình trước đám đông.
Tìm hiểu 6 dấu hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ của các nước trên Thế giới
Mỗi một cử chỉ trong giao tiếp phi ngôn ngữ ở mỗi quốc gia, lãnh thổ khác nhau lại mang những ý nghĩa khác nhau. Điều này có nghĩa rằng, khi bạn chuẩn bị tiếp cận với một người đến từ đất nước khác, bạn nên tìm hiểu một chút về văn hóa giao tiếp của nước họ, để cho việc giao tiếp đạt hiệu quả một cách cao nhất. Tham khảo ý nghĩa của những dấu hiệu thông dụng sau đây.
1. Biểu hiện nét mặt
Nụ cười là một ví dụ điển hình cho loại ngôn ngữ không lời biểu thị qua nét mặt người giao tiếp. Mỗi một đất nước, nụ cười lại có những nét đặc trưng rất riêng biệt. Đó là nụ cười của người Mỹ mang xu hướng biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn người Nga hay người Trung Quốc. Hay đó là sự mỉm cười của người Nhật khi họ muốn tỏ lòng kính trọng với ai đó hoặc che giấu đi sự muộn phiền.
2. Cái gật đầu
Nếu bạn có cơ hội đặt chân đến Hy Lạp hay Bulagria, bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi thấy rằng, gật đầu ở đây nghĩa là “không” còn lắc đầu lại nghĩa là “Có”. Điểu đó hoàn toàn trái ngược so với hầu hết các nước trên thế giới. Vậy nên, hãy cẩn thận khi sử dụng cái đầu của bạn để tránh gây những sự hiểu nhầm ngớ ngẩn nhé.
3. Cử chỉ ngón tay
Dùng ngón tay để giao tiếp cũng là một loại ngôn ngữ không lời phổ biến ở các đất nước. Và hẳn là, có những sự khác biệt rất lớn về mặt ý nghĩa trong từng cử chỉ ngón tay của các nước khác nhau. Ví dụ như khi bạn giơ ngón cái thể hiện sự đồng ý (Thumbs up), ở Mỹ sẽ là sự đồng tình hay khích lệ, trong khi ở Sardiana hay một số nước Tây Phi, điều đó có nghĩa là đồ dở hơi.
4. Khoảng cách
Khoảng cách đứng, khoảng cách ngồi giữa những người trong cuộc trò chuyện cũng mang những đặc khác biệt trong từng đất nước. Nếu như ở các nước Mỹ Latinh, hay Trung Đông, những người nói chuyện thường có xu hướng đứng gần nhau hơn để thể hiện sự thân mật thì ở các Mỹ hay một số nước châu Âu, người ta sẽ giữa khoảng cách xa một chút để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
5. Sự đụng chạm
Bắt tay là hành động phổ biến khi mọi người gặp nhau và bắt đầu cuộc trò chuyện, ngay cả với người lạ. Song có một số hành động như hôn má, hay ôm thắm thiết thì không nhiều nơi được áp dụng, đặc biệt ở các nước châu Á, đôi khi nó sẽ mang ý nghĩa khiếm nhã. Vậy nên, việc sử dụng những hành động này trong giao tiếp cần cẩn thận, đặc biệt là với những người lạ nói chuyện lần đầu.
6. Giao tiếp bằng ánh mắt
Tương tác bằng ánh mắt là một loại ngôn ngữ giao tiếp không lời nói, có sự khác biệt theo quan niệm của từng đất nước. Ở những nước Mỹ Latinh hay Mỹ, khi nói chuyện bạn nên nhìn vào đôi mắt người đối diện, nếu không đối phương sẽ nghĩa rằng có điều gì không tốt mà bạn đang cố gắng che dấu đi. Ngược lại, ở một số nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa của người châu Á, bạn nên tránh nhìn chằm chằm vào mắt người đối diện, nếu không bạn sẽ bị cho rằng vô lễ và làm mất lòng người khá
Kết luận:
Chỉ cần tinh tế một chút trong giao tiếp chúng ta sẽ nhận ra ngay chúng ta không chỉ giao tiếp bằng lời nói mà bằng cả ngôn ngữ của cơ thể. Martin Luther đã từng nói "đừng nghe những gì anh ta nói mà hãy nghe những gì bàn tay anh ta nói". Phải đến thế kỉ 20 giao tiếp phi ngôn ngữ mới được quan tâm một cách thực sự. Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua các cử chỉ hành động của cơ thể như nét mặt, cách nhìn, điệu bộ,và khoảng cách giao tiếp. Vì thế, đầu tư vào kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ là một đầu tư thực sự khôn ngoan. Nó sẽ giúp bạn tăng thêm sức mạnh, hiệu quả trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp hiệu quả, dấu hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ, ngôn ngữ giao tiếp, nghệ thuật giao tiếp.