Lo lắng trước thuyết trình là điều rất bình thường. Để buổi thuyết trình diễn ra suôn sẻ, bạn không nên để nỗi sợ lấn át, hãy chia sẻ sự lo lắng với người khác.

Trước buổi thuyết trình bạn cần chuẩn bị những gì?

Trước buổi thuyết trình bạn cần chuẩn bị những gì?

Bạn mong muốn có một bài thuyết hiệu quả? Bạn mong muốn có một bài thuyết trình để lại ấn tượng cho người nghe? Vậy nên chuẩn bị những gì để làm được đây?

1. Nói ra nỗi sợ hãi của mình với người khác

Hãy dành vài phút để chia sẻ suy nghĩ của bạn với một người đáng tin cậy là cách làm hữu ích. Nói ra nỗi sợ hãi có thể giúp bạn loại bỏ nó khỏi lồng ngực hay suy nghĩ. Hơn nữa, người nghe có thể giúp bạn xem mức độ của sự lo lắng ra sao và đưa ra một số lời khuyên khắc phục.

2. Thư giãn

Được nghỉ ngơi sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, nói thì dễ mà làm thì khó bởi trước một sự kiện quan trọng, bạn thường lo lắng dẫn tới khó ngủ.

Tập thể dục nhiều có thể giúp bạn giải quyết vấn đề đó. Hãy dành thời gian để chạy bộ hay đến phòng tập vào buổi tối trước buổi thuyết trình. Sau đó, bạn có thể trở về nhà và ăn một bữa tối lành mạnh. Nó sẽ giúp ổn định tâm trạng hơn.

Cuối cùng, hãy đi ngủ sớm hơn một chút để chắc chắn bạn có một đêm nghỉ ngơi đầy đủ trước ngày trọng đại của mình.

3. Biểu hiện của sự lo lắng

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang lo lắng như đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh. Đây là những điều hoàn toàn tự nhiên và bình thường. Nó thậm chí giúp bạn cải thiện sự tập trung và có nhiều năng lượng hơn.

"Nói với bản thân rằng tay tôi đang lạnh dần, tim đập nhanh hơn và tâm trí tôi đang như chạy đua. Tôi đã sẵn sàng để chạy với voi ma mút hay hổ. Đây là những gì tôi cần để làm tốt", một diễn giả chia sẻ.

4. Chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng

Những mẹo nhỏ để bạn luôn thành công trong bài thuyết trình - Ảnh 1

Có lẽ điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giảm bớt lo lắng là bài thuyết trình được chuẩn bị kỹ lưỡng

Hãy chắc chắn rằng bạn hoàn toàn hiểu mọi thứ sẽ trình bày và cảm thấy sự nhiệt tình, chân thành của mình về chủ đề sẽ nói. Nếu bạn hứng thú, khán giả cũng sẽ hứng thú theo.

Tất nhiên, bạn cũng nên thử trình bày trước, thực hiện một vài lần một cách hoàn chỉnh cho đến khi hết vấp váp. Bạn thậm chí cần có người tin cậy đóng vai khán giả. Họ sẽ đưa ra một số phản hồi giá trị để cải thiện bài thuyết trình.

5. Quản lý thời gian

Nếu chuẩn bị cho buổi thuyết trình muộn, bạn có thể thiếu tài liệu và không kịp xoay xở. Vì vậy, hãy chắc chắn dành khoảng thời gian phù hợp cho việc chuẩn bị. Đặc biệt, hãy đến buổi thuyết trình sớm nếu bạn có thể. Nó sẽ giúp bạn thích nghi với không gian.

6. Cải thiện những lỗi lầm

Lưu ý rằng bạn không cần cung cấp bài phát biểu hay nhất thế giới tại đây. Học cách trở thành một diễn giả xuất sắc cần có nhiều thời gian và thực hành. Bạn chỉ cần cải thiện những gì đã làm trong quá khứ để thành công, chấp nhận những điều sai, chưa tốt để rút kinh nghiệm.

7. Tự tán thưởng cho bản thân

Hãy ghi chép lại mỗi khi bạn có một buổi thuyết trình thành công. Bạn nên thưởng thức, tán dương thành quả và nhắc nhở bản thân nhớ về nó như một động lực trong những lần sau.

3 nguyên tắc vàng trong kỹ năng thuyết trình bằng Powerpoint

3 nguyên tắc vàng trong kỹ năng thuyết trình bằng Powerpoint

Sử dụng powerpoint khi thuyết trình mang lại nhiều hiệu quả đáng kể, nhưng nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ phụ thuộc vào chúng. Để kỹ năng thuyết trình bằng powerpoint hiệu quả nhất,...

Theo VnExpress