Ông Phạm Thanh Hải, CEO JobsGO, chia sẻ kiến ​​thức chuyên môn về xây dựng thông tin CV và kỹ thuật phỏng vấn ở lĩnh vực công nghệ với sinh viên.

Tìm hiểu 10 định luật làm giàu của các học giả người Do Thái

Tìm hiểu 10 định luật làm giàu của các học giả người Do Thái

Trong cách tiếp cận kinh doanh, người Do Thái cho rằng không thể áp dụng cùng lúc hai kiểu quản lý khác nhau, cũng như không thể đồng thời đặt ra hai mục tiêu khác...

Ông Phạm Thanh Hải có nhiều năm làm việc trong công nghệ thông.  tin và thị trường tuyển dụng công nghệ. JobsGO – nền tảng tuyển dụng trực tuyến thông minh do ông Hải điều hành có hơn 1 triệu thành viên tính đến tháng 10/2020. Xuất phát điểm là một lập trình viên, ông Phạm Thanh Hải thấu hiểu những mong muốn của nhà tuyển dụng và những ưu, nhược điểm của các ứng viên tìm việc.

Trong buổi chia sẻ với sinh viên FUNiX, ông Hải hướng dẫn cách xây dựng hồ sơ (Curriculum Vitae - CV) và gây ấn tượng tốt khi phỏng vấn tuyển dụng.

Theo ông Hải, hiểu đúng về vị trí, công ty tuyển dụng là yêu cầu đầu tiên nhân sự cần nắm được. Những vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực công nghệ như: Front- end, Back-end, Full-stack, DevOps, Data, Test cho đến Project manager, Product Manager, Technical Lead, CTO... đòi hỏi các ngôn ngữ, kiến thức nền tảng khác nhau. Nhân sự hiểu đúng về các vị trí tuyển dụng sẽ xác định được công việc phù hợp tính cách và năng lực của mình. Bên cạnh đó,mỗi công ty lại có những đặc thù nhất định về thị trường, công nghệ, sản phẩm... mà các ứng viên nên tìm hiểutrước khi tìm việc.

Ứng viên nên làm gì để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? - Ảnh 1

Ứng viên bắt buộc phải có những hiểu biết cơ bản về vị trí và công ty tuyển dụng

"Khi đã tìm được vị trí mơ ước, một ứng viên cần vượt qua 3 điểm chạm với Nhà tuyển dụng: Thông qua CV, phỏng vấn và thời gian thử việc", ông Hải cho biết.

Làm thế nào để xây dựng CV hoàn hảo?

CEO JobsGO cho rằng, một CV gồm có 3 tiêu chí đánh giá: Nội dung (liệt kê kinh nghiệm, kỹ năng); Thiết kế; Độ phù hợp với vị trí ứng tuyển. Trong đó, độ phù hợp là phần quan trọng nhất.

Đối với nhân sự làm việc trong lĩnh vực công nghệ nói chung, nội dung của CV là yếu tố quan trọng hơn thiết kế, nhưng cần tóm được những điểm quan trọng. Một CV trình bày đơn giản nhưng đầy đủ thông tin cần thiết tốt hơn những hồ sơ có thiết kế đẹp nhưng sơ sài, không làm nổi bật năng lực ứng viên.

Để xây dựng một nội dung CV tốt, ông Hải nêu một số thành phần quan trọng của một CV: Phần thông tin cá nhân nên đi kèm bức ảnh sáng sủa, rõ ràng, nghiêm túc. Ứng viên cần điền đầy đủ các thông tin giúp nhà tuyển dụng liên hệ.

Ở phần mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên cần chia sẻ mục tiêu nghề nghiệp một cách ngắn gọn, súc tích.

Kinh nghiệm làm việc là phần nhà tuyển dụng lưu ý nhiều nhất, xem xét có phù hợp với công việc hay không. Ứng viên nên trình bày theo thời gian ngược, từ công việc gần nhất... Nên lượng hóa được các kinh nghiệm, công việc mình đã làm giúp NTD hiểu được kinh nghiệm, khả năng của bạn. Người chưa có kinh nghiệm nên thay thế bằng các thành tích mình đạt được trong nhà trường.

Ở phần liệt kê kỹ năng chuyên môn ứng viên nên tìm những từ khóa miêu tả kỹ năng chuyên môn, tập trung vào các kỹ năng phục vụ công việc đang ứng tuyển. Bằng cấp, học vấn cần được trình bày theo thứ tự ngược thời gian từ Đại học hoặc sau đại học... trở lại. Ứng viên nên đảm bảo đầy đủ thông tin về trường đào tạo, thời gian học và thành tích nếu có.

CV có độ dài từ 1 - 5 trang và viết ra những điểm đúng và hay nhất về mình. Ứng viên nên nhất quán, trung thực khi thể hiện CV, khéo léo khoe được lợi thế.

Làm gì khi vượt qua vòng duyệt CV?

Khi đã vượt qua vòng duyệt CV, có nhiều vòng kiểm tra đầu vào tại nơi tuyển dụng như: Làm bài kiểm tra; Whiteboard Coding (về thuật toán, cấu trúc dữ liệu...) hoặc làm bài tập (assignments) và phỏng vấn.

Ứng viên nên chuẩn bị kỹ lưỡng để vượt qua các vòng. Từ thực tế công việc, ông Hải chia sẻ nhiều bạn trẻ còn yếu về thuật toán, cấu trúc dữ liệu, nên bỏ lỡ những công việc hấp dẫn.

Ông Hải cho rằng, các yếu tố thành công khi đi phỏng vấn bao gồm: Có kiến thức, hiểu biết về chuyên môn; Thể hiện được đam mê nghề nghiệp; Có tác phong nghiêm túc, cách trò chuyện logic, mạch lạc và thể hiện được sự hòa hợp văn hóa với tổ chức, khả năng gắn bó với doanh nghiệp.

Những nguyên nhân phổ biến khiến ứng viên thất bại khi đi phỏng vấn thường là trang phục chưa thích hợp, đến phỏng vấn muộn, không chuẩn bị kiến thức tốt trước phỏng vấn. Cũng có trường hợp ứng viên thiếu tự tin, rụt rè, sợ hãi, thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng hay không trung thực hay không xác định được mục tiêu công việc.

Theo VnExpress