Trúng tuyển sớm mà không muốn học thì có nên bỏ qua và xét bằng phương thức khác hay không? Với mức điểm đánh giá năng lực là 750, thí sinh liệu có cơ hội trúng tuyển ngành dược?

Nghi vấn đề trên mạng "khá giống" đề thi tốt nghiệp môn Toán 2022

Nghi vấn đề trên mạng 'khá giống' đề thi tốt nghiệp môn Toán 2022

Khi truy cập vào một ứng dụng trên mạng, nam sinh lớp 11 ở Hà Tĩnh được cho là phát hiện một đề thi Toán “khá giống” với đề thi chính thức trong kỳ thi...

1. Không muốn học ngành đã trúng tuyển sớm có được không?

Trong buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến trên Báo Thanh Niên chiều 12.7, thí sinh Thùy Anh băn khoăn: "Em đã trúng tuyển sớm vào một trường bằng phương thức học bạ. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế gia đình nên em có thể đăng ký vào trường khác bằng điểm thi tốt nghiệp THPT hay không?".
Giải đáp thắc mắc này, thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cho rằng thí sinh cần cân nhắc thật kỹ vì trúng tuyển sớm đã là một cơ hội tốt.
"Nếu trong trường hợp thí sinh không muốn học ngành đó, khi đăng ký trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT, em hoàn toàn có thể bỏ qua và dùng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT để đăng ký vào ngành học, trường học khác mà em thấy phù hợp với hoàn cảnh gia đình", ông Tư lưu ý.

Tuyển sinh 2022: Từ chối phương thức trúng tuyển sớm có dễ bị 'trắng tay'? - Ảnh 1

Thí sinh trao đổi với nhau sau khi hoàn thành buổi thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua

Thạc sĩ Tư đưa ra lời khuyên: "Về nguyên tắc xét tuyển, trước tiên thí sinh cần chọn ngành học trước, sau đó mới chọn trường có ngành học đó. Đây chính là thời gian để một lần nữa các em xác định lại mức độ yêu thích đối với các ngành học. Hãy liệt kê các ngành học theo thứ tự ưu tiên và để khi thao tác lên phần mềm thì thí sinh sẽ không còn phải phân vân nữa. Khi sắp xếp nguyện vọng trên phần mềm, các em phải hết sức cẩn thận, tránh trường hợp trúng tuyển vào ngành mình không hề mong muốn, không hề đăng ký do lúc thao tác không cẩn thận", thạc sĩ Tư lưu ý.
Bên cạnh đó, các chuyên gia tại buổi tư vấn trực tuyến còn cho rằng cơ hội sẽ rất hạn hẹp nếu thí sinh không trúng tuyển ở đợt thứ nhất này do chỉ tiêu bổ sung sẽ rất ít, thậm chí nhiều trường không tuyển bổ sung. Chính vì thế, khi đã trúng tuyển có điều kiện, thí sinh cần suy nghĩ thật kỹ, tránh trường hợp từ chối vì nếu không trúng tuyển ở phương thức thi tốt nghiệp THPT thì lúc đó chỉ còn cách xét đợt bổ sung với cơ hội cực kỳ thấp.

2. 750 điểm chưa chắc đã trúng ngành dược

Một thí sinh tên Ngọc Minh đặt câu hỏi: "Em được 750 điểm kỳ thi đánh giá năng lực thì liệu có cơ hội trúng tuyển ngành dược hay không?".

Tuyển sinh 2022: Từ chối phương thức trúng tuyển sớm có dễ bị 'trắng tay'? - Ảnh 2

Các chuyên gia tham gia chương trình tư vấn chiều nay

Đáp lại, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết: "Năm nay, số lượng đăng ký bằng điểm thi đánh giá năng lực khá nhiều, phổ điểm cũng rất tốt. Tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, chỉ tiêu ngành dược là 150 nhưng đến thời điểm này số lượng thí sinh đăng ký là hơn 500. Vì thế, số điểm 750 là chưa khả quan lắm".
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nhân, thí sinh có thể tham khảo ngành dược ở một số trường khác, nếu thấy mức điểm của mình an toàn thì có thể nộp hồ sơ thêm. "Hoặc các em cũng có thể dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để đăng ký, nhưng ngành dược hàng năm luôn có điểm chuẩn rất cao nên mức điểm khả quan để xét tuyển là khoảng 25 điểm. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng còn hơn 50% chỉ tiêu để xét điểm THPT", tiến sĩ Nhân thông tin.

> Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tuyển sinh ngành dược học, điều chỉnh thời gian xét tuyển 2022

> Dự đoán điểm chuẩn ĐH xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT

Theo báo Thanh Niên