Sự kiện HOT: TUYEN SINH 2012TUYỂN SINH 2012THÔNG TIN TUYỂN SINH 2012

Xem ngay: Điểm chuẩnđiểm chuẩn đại họcĐiểm thiđiểm thi đại học

Tin liên quan:

 

 

Là một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành Tài chính ngân hàng, ông Tom Nguyễn cho rằng, ngành TCNH trong vài năm qua đã đánh mất hình ảnh của mình.

 

Ông Tom Nguyễn hiện là Giám đốc Pháp chế Vietnam, Laos & Cambodia - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam. Người từng có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lí, tham gia điều hành nhiều ngân hàng từ Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, và Trung Đông. Ông đã dành gần hết sự nghiệp của mình trong ngành tài chính, ngân hàng.

 

Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với ông xung quanh triển  vọng cũng như định hướng cho học sinh có ý định lựa chọn ngành Tài chính ngân hàng trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012.

 

PV: Có nhận xét gì về thực trạng ngành Tài chính ngân hàng hiện nay ở Việt Nam?

Ông Tom Nguyễn: Chính phủ Việt Nam hiện cũng đang nỗ lực để quản lí khối ngân hàng, tuy nhiêu tôi cũng chia sẻ rằng hiện đang có sự phát triển mạnh của khối ngân hàng nước ngoài, điều đó phần nào gây sự khó khăn cho khối ngân hàng trong nước. Chính vì vậy chúng tôi cũng đang cố gắng làm việc với các ngân hàng trong nước để giúp cho các ngân hàng trong nước đi theo được với các quy định đưa ra, đồng thời vẫn có thể phát triển được.

nganh tai chinh ngan hang, tom nguyen, dinh huong nghe nghiep

Ông Tom Nguyễn cho rằng, chính hình ảnh ngành ngân hàng trong vài năm qua đang bị đánh mất nên lượng sinh viên có giảm hơn so với trước kia. Ảnh Xuân Trung

PV: Ngành Tài chính ngân hàng được cho là “hot” ở Việt Nam trong vài năm qua, học sinh những năm qua đăng ký dự thi vào ngành này khá đông. Ông có thể dự báo trong 5 năm tới ngành này sẽ như thế nào?

Ông Tom Nguyễn: Năm tới hoặc trong 5 năm tới tôi nhìn thấy thị trường này rất sôi động, đồng thời cũng là cơ hội lớn cho những ai theo đuổi. Học sinh bây giờ học ngành Tài chính ngân hàng thực ra rất đúng thời điểm. Hiện tại có thể nhìn thấy khủng hoảng trong ngành ngân hàng đã cho ta thấy những hình ảnh rất không  tốt, đặc biệt ở Châu Âu, Mỹ, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ngành ngân hàng hiện nay phải tiếp nhận quá nhiều rủi ro, nhưng trong tương lai tôi có thể nhìn thấy một sự nào đó đáng tin cậy hơn, có tính đạo đức hơn. Trong tương lai, một thế hệ học sinh, sinh viên khi học xong  sẽ có một cơ hội rất lớn thay đổi định hướng để nâng cao hình ảnh khối ngân hàng lên.

 

Chúng ta đã biết, khối ngân hàng luôn luôn quan trọng trong xã hội và kinh tế, hiện tại các ngân hàng đang phụ thuộc rất nhiều vào người nước ngoài, phụ thuộc vào vị trí quan trọng mà người nước ngoài nắm giữ. Nhưng trong tương lai tôi muốn được nhìn thấy người Việt Nam đảm nhận những chức vụ này vì người nước ngoài không ở đây mãi được, hơn nữa chi phí để trả lương cho họ không phải thấp.

 

Trong tương lai tôi cũng hy vọng sẽ được nhìn thấy nhiều CEO là người Việt Nam hơn là người nước ngoài.

 

PV: Ông nghĩ sao khi mới đây trường ĐH FPT của Việt Nam có công bố một số liệu dựa trên khảo sát hơn 20.000 học sinh đang học lớp 12 trong cả nước mà năm nay thi ĐH có trả lời rằng, nhiều em không “mặn mà” gì với ngành Tài chính ngân hàng. Cụ thể, nếu năm 2011 có 37% số học sinh được hỏi thích ngành này, thì năm 2012 chỉ còn 23% trả lời thích. Liệu có mâu thuẫn với những gì ông đã nói trước đó?

Ông Tom Nguyễn: Vâng, đây cũng là  một tình trạng chung. Tại Châu Âu hay tại Mỹ cũng vậy, vì khối ngân hàng đã đưa ra những hình ảnh không được đẹp lắm trong vòng 2-3 năm qua. Chính khối này đã gây ra nhiều vấn đề làm cho con người nhìn thấy và không muốn đi làm trong một lĩnh vực mà có quá nhiều vấn đề như vậy. Nhưng xã hội chỉ trích ngân hàng đưa ra quá nhiều vấn đề, đồng thời họ lại quan tâm tới chất lượng cuộc sống nhiều hơn, có vẻ như không quan tâm gì tới lợi nhuận nữa. Đó là lí do tại sao sinh viên ở Châu Âu và Việt Nam lại ít quan tâm tới chuyên ngành này.

 

Tuy nhiên, tôi phải nói rằng vấn đề thất nghiệp là vấn đề lớn trên thế giới, có những ngân hàng phải xem xét lại hoạt động của họ, có ngân hàng phải đóng cửa nhưng vẫn phải cần có người làm việc trong ngân hàng. Chính điều đó tạo ra sự cân bằng là sinh viên sau khi ra trường có cơ hội việc làm như thế nào. Ông có nhận xét gì về sinh  viên Việt Nam, họ có đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng ông không?Ngân hàng chúng tôi cũng cung cấp những khóa đào tạo chất lượng rất cao cho sinh viên mới ra trường, tôi cũng nhìn thấy các bạn tiến bộ rõ rệt sau những khóa học như vậy. Những cái tôi nhìn thấy không chỉ sinh viên Việt Nam mà sinh viên Châu Á nói chung. Các bạn học kiến thức trong sách vở quá nhiều mà không khuyến khích nghĩ cho bản thân của mình, phải biết đặt ra câu hỏi, phải biết đối  mặt với thử thách và vượt qua nó chứ không đơn giản là chấp nhận và nghe lời.

 

PV: Ông có lời khuyên gì cho học sinh sắp tới muốn thi vào ngành Tài chính ngân hàng?

Ông Tom Nguyễn: Đối với các em có ý định thi vào ngành Tài chính ngân hàng, trước hết phải nhận biết được thực tại cùa ngành này, vì khối ngân hàng hiện nay thay đổi rất nhiều. Không chỉ đơn thuần là nơi giữ tiền và phải thực sự hiểu được giá trị cốt lõi của nó, đấy là cái nơi để làm ra tiền, vậy thì làm thế nào để làm được ra tiền. Chúng ta nghĩ tới một câu: Vào ngành ngân hàng làm việc là phải tìm được đúng chỗ, phải thể hiện được đúng trách nhiệm của  mình. 10 năm nay sẽ khác 10 năm trước, khối ngân hàng không giống nhau (chỗ của 10 năm trước sẽ không đúng chỗ của 10 năm sau). Các bạn phải hiểu rõ được bản chất của ngành ngân hàng hiện nay thay đổi như thế nào rồi hãy thi?
Xin cảm ơn ông!

Sơ lược về Tom Nguyễn

Tom Nguyễn là người Anh gốc Việt. Trình độ chuyên môn, hiện đang là Luật sư của Tòa án Tối cao của Anh Quốc và Wales.

 

Ông là luật sư người Anh phụ trách hỗ trợ dịch vụ ngân hàng bán buôn của ngân hàng Standard Chartered Bank.

 

Trong thời gian biệt phái tại ngân hàng cổ phần VTB Europle (tiền thân là ngân hàng Moscow Narodny), tại London và quãng thời gian tại Clifford Chance (London và Moscow), ông có chuyên môn về lĩnh vực tài sản, hàng hóa và dự án tài chính, đại diện cho khách hàng và các tập đoàn ngân hàng hoạt động tại Trung ương châu Âu, châu Phi, châu Á và Trung Đông.