Các bước để vận dụng tư duy sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống

Nhìn nhận đúng vấn đề

Ở bước đầu tiên của quy trình ra quyết định hay giải quyết vấn đề, việc nhìn nhận đúng vấn đề được xem như một vị trí thuận lợi để áp dụng tư duy sáng tạo. Việc này không hề đòi hỏi chi phí và chỉ cần rất ít thời gian, song lại có khả năng hướng quy trình quyết định sang những lối đi mới mẻ và hữu ích hơn.

Tách rời quan điểm thông thường

Một phương pháp sử dụng tư duy sáng tạo là xem xét quyết định hay vấn đề từ quan điểm của người đứng ngoài cuộc, nghĩa là bạn phải tách rời quan điểm thông thường của mình để nhìn nhận sự việc. Ví dụ, bạn có thể đánh giá công ty hoặc sản phẩm hay chất lượng phục vụ của công ty dưới con mắt khách hàng.

Tất nhiên, bạn cũng có thể tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường nhưng việc đó khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Một phương án nhanh chóng lại tiết kiệm hơn là đặt mình vào vị trí của khách hàng tiềm năng và thử giao dịch kinh doanh với chính công ty của bạn. Bạn cũng nên nhờ một người đáng tin cậy hay một thành viên trong gia đình thử làm điều đó.

Các bước để vận dụng tư duy sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống

Bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn

Điều này dễ hay khó và ở mức độ nào? Sau đó hãy mua hàng thông qua các kênh phân phối điển hình. Bạn có được kinh nghiệm gì khi mua hàng thông qua số điện thoại miễn phí hay website của công ty? Bạn hãy thử thắc mắc hay phàn nàn điều gì đó với đại lý bán hàng hay phòng dịch vụ khách hàng của công ty và lưu ý xem vấn đề này được xử lý như thế nào.

Mục đích của phương pháp tư duy sáng tạo này là tìm hiểu công ty bạn từ quan điểm của khách hàng. Những thông tin thu thập được sẽ giúp bạn tìm ra vị trí tốt nhất để nhìn nhận vấn đề và tiến hành các bước cải thiện.

Khi phải đương đầu với một sự việc khó khăn hay một quyết định quan trọng, bạn hãy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề của nhóm bạn. Đừng bao giờ cho rằng bạn đã biết được vấn đề đó, mà hãy cố gắng tiếp cận, đánh giá vấn đề theo nhiều cách khác nhau và phân tích những thông tin hỗ trợ cho các giả định của bạn. Trong suốt quy trình này, bạn hãy đặt những câu hỏi mở nhằm khuyến khích việc tìm hiểu vấn đề một cách chi tiết và cặn kẽ hơn. Những câu hỏi đóng dựa trên các giả định đã được xác lập trước sẽ không có lợi cho nhóm bạn.

Sau đây là ví dụ về các câu hỏi mở có tác dụng tạo nền tảng cho việc thảo luận và chia sẻ ý kiến:

  • "Anh có thông tin đáng tin cậy nào cho thấy là chúng ta đang gặp khó khăn?".
  • "Đây là vấn đề độc lập hay có liên quan tới các phòng ban khác?".
  • "Chúng ta có thể đánh giá tầm quan trọng của vấn đề như thế nào?".
  • Trái lại, những câu hỏi đóng thường chỉ cho ra câu trả lời "có" hoặc "không". Ví dụ:
  • "Như vậy là anh đã trao đổi với phòng tài chính và phòng thiết kế về việc này phải không?".
  • "Anh thật sự tin rằng chúng ta cần phải ra quyết định nhanh chóng ư?"

Việc thảo luận và chia sẻ ý kiến sẽ giúp bạn tìm ra cách nhìn nhận vấn đề đúng đắn nhất để chuẩn bị sẵn sàng cho bước tiếp theo của quy trình ra quyết định, đó là đề xuất các phương án.

Tóm tắt về vận dụng tư duy sáng tạo trong công việc

+ Việc nhìn nhận vấn đề chính là cửa sổ tinh thần để chúng ta xem xét vấn đề, tình huống hay cơ hội.

+ Nhìn nhận vấn đề đúng là yếu tố căn bản để có thể tiến đến quyết định hợp lý.

+ Hãy thận trọng vì một số người cố tình chuyển hướng vấn đề theo chủ đích cá nhân của họ.

+ Hãy thử thách cách nhìn nhận vấn đề đầu tiên và chủ động tìm thêm những cách nhìn nhận khác.

+ Hãy sáng suốt để nhận ra những giả định dựa trên thành kiến, cũng như những sai lầm trong tất cả các cách nhìn nhận vấn đề.

Làm thế nào để rèn luyện tư duy sáng tạo: Những lời khuyên hữu ích

1. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Nếu như bạn muốn phát triển tư duy đòi hỏi phải cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhất là những loại thực phẩm tốt cho não như : bí đỏ, trứng, socola, nho, thịt, cá… hãy bắt đầu cung cấp năng lượng mới cho cơ thể nếu như bạn muốn khởi động những tư duy khác, cơ thể con người nếu như thiếu sức sống mệt mỏi sẽ không làm được việc gì cả chứ đừng nói đến là tìm ý tưởng mới.

2. Đừng tự tin – ỷ lại quá mức

Tự tin vào bản thân là một kỹ năng sống cần thiết nhưng đôi lúc cũng đừng nên lạm dụng quá việc này sẽ dẫn đến làm cho não bộ của bạn không vượt qua được cái mức đã có sẳn và khiến chúng lười hoạt động.

VD đơn giản: Bạn gặp một vấn đề đã từng giải quyết rồi nên cứ tiếp tục dùng phương pháp cũ mà không cần suy nghĩ hướng mới  việc này làm cho khả năng tư duy của bạn bị ù lì và bạn trở thành kẻ thụ động, bạn nên nhớ rằng bao giờ cũng vậy phải hoạt động não bộ để kích thích những hướng giải quyết mới có được những cách riêng của bản thân mình đừng tự tin hay quá ỷ lại. Đôi khi chúng ta cứ hay tư duy theo kinh nghiệm bởi vậy điều đó làm đầu óc chúng ta mất đi sự linh hoạt. Đó cũng chính là nguyên nhân làm hạn chế sự sáng tạo của bạn, hãy tập thành thói quen suy xét một vật hoặc một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau.

3. Đọc sách và đọc nhiều nội dung khác nhau

” Sách là vô tận – học hỏi không bao giờ là đủ “ bạn nên nhớ rõ câu này, hãy bỏ ra mỗi tuần 2 ngày, mỗi ngày 2 tiếng để tham khảo những cuốn sách mà bạn tâm đắc thậm chí những chủ đề mới với những nội dung đa dạng, chúng sẽ giúp bạn lưu trữ những tư duy mới cho việc sáng tạo, đôi lúc bạn có biết có những ý tưởng mới có thể xuất phát từ những điều tưởng chừng không liên quan những lại giúp ích khá tốt.

4. Hãy tạo nhiều mối quan hệ

Mỗi người điều có những lý lẽ riêng và đương nhiên ở họ luôn có những khía cạnh cho ta học hỏi, khi bạn trò chuyện với những người mới về những điều mới lạ sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề từ nhiều hướng khác nhau tạo cho bạn cách suy nghĩ đa dạng hơn. Một điểm thú vị trong những mối quan hệ nữa chính là bạn sẽ được tiếp xúc với câu chuyện thành công – thất bại của họ yếu tố đánh giá và đúng sai không được đề cập đến mà bạn cần thả tung những suy nghĩ của mình để lắng nghe và phá bỏ các rào cản, luôn hoan nghênh mọi ý tưởng hành động mới.

5. Thúc đẩy những ý nghĩ táo bạo

Đừng sợ thất bại có thất bại mới có thành công con đường ta đi không chỉ có hoa hồng thôi đâu, vì thế khi xảy ra vấn đề đừng cứ chờ để tự nhiên hay mong người khác đến giúp bạn giải quyết bạn có ý tưởng hãy thúc đẩy nó, lên kế hoạch cho nó tạo nó trở thành hiện thực nếu như bạn cứ bạn ấp ủ thì ý tưởng nó mãi chỉ nằm trong sự an toàn của bạn vì bạn cảm thấy đắn đo không dám hành động nghĩa là bạn đang tự thiêu rụi đi những sáng tạo của bản thân mình. Bạn hãy vượt qua ra khỏi nỗi lo sợ rủi ro đó mà hành động ngay hãy tin tưởng vào những ý tưởng khả năng tư duy sáng tạo của bản thân mình để được phát huy hơn.

VD : Nếu bạn có một chai rượu nho, nút ép trong miêng chại không mở ra được. Vậy làm thế nào để uống chai rượu nho này mà không cần đập vỏ chai, cũng không khoan lỗ trên nút chai? có khó không  ? Trả lời : Đừng nghĩ đến những kiến thưc thông thường quá là phải lôi được nắp chai đó ra mà hãy ” Ấn nút chai vào trong ” Chúc bạn thành công !


Tổng hợp