Sau khi ghi nhận tỷ lệ học sinh khối 7 - 12 trở lại trường cao, dự kiến TP. HCM sẽ mở rộng đối tượng học sinh học trực tiếp, đảm bảo an toàn COVID-19.

Ghi nhận 11 ca nhiễm biến chủng Omicron, TP.HCM có tạm dừng học trực tiếp?

Ghi nhận 11 ca nhiễm biến chủng Omicron, TP.HCM có tạm dừng học trực tiếp?

Ông Lê Duy Tân cho hay biến chủng Omicron diễn biến phức tạp, cần có sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành và toàn xã hội để có giải pháp ứng phó.

Thông tin được ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM) chia sẻ tại cuộc họp báo về công tác phòng chống dịch tại TP HCM, chiều 7/1.

Ông Tân cho biết, sau 4 tuần triển khai dạy trực tuyến cho học sinh khối 9 và 12 (từ 13/12/2021) và khối 7, 8, 10, 11 (từ 4/1), tỷ lệ đến trường khá cao, từ 92 đến gần 96% tuỳ khối. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với ý kiến đồng thuận cho con đến trường của phụ huynh trước đó (trên 60%).

Theo ông Tân, việc tổ chức dạy học trực tiếp khối 7-12 thời gian qua đạt kết quả tốt, an toàn. Kết quả này có sự phối hợp tốt từ phụ huynh.

TP.HCM: Dự kiến mở rộng phạm vi học trực tiếp sau Tết - Ảnh 1

Học sinh xã đảo Thạnh An (Cần Giờ) trong giờ học trực tiếp (Ảnh: Báo Dân Việt)

"Với bậc mầm non, tiểu học và lớp 6, ngành giáo dục đang phối hợp với các cấp, ngành để tham mưu cụ thể khi thành phố có kế hoạch cho học sinh trở lại", ông Tân cho biết.

Kế hoạch trên cũng được ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM nhắc đến trong buổi giao với các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, trường THPT sáng nay. Thời gian dự kiến của kế hoạch là sau Tết Nguyên đán.

Theo lãnh đạo Sở, khi quy mô học sinh đến trường tăng, việc quản lý khó khăn hơn. Sở yêu cầu trường học đảm bảo khoảng cách, mật độ học sinh; chủ động phối hợp với y tế địa phương trong bối cảnh xuất hiện biến thể mới.

Hiện, khoảng 600.000 học sinh khối 7-12 của TP HCM đã đến trường học trực tiếp. Các trường đang trong giai đoạn ôn tập, củng cố kiến thức, kiểm tra học kỳ I.

Khảo sát của VnExpress tại nhiều trường sau 4 tuần dạy trực tiếp cho thấy, phần lớn giáo viên đánh giá việc học hiệu quả, an toàn. Theo đó, tỷ lệ học sinh đến trường tăng so với dự kiến bởi phụ huynh yên tâm hơn sau 3 tuần dạy thí điểm cho khối 9 và 12. Một số trường xuất hiện F0, F1 nhưng được xử lý đúng quy trình, việc học diễn ra bình thường.

"Trường có hơn 1.600 học sinh ở ba khối, được chia thành hai ca, tỷ lệ đến trường hơn 98%. Đa số các em vui, thoải mái khi học trực tiếp", cô Trần Thị Thơm, Hiệu trưởng THPT Ernst Thalmann (quận 1) cho biết.

Trong khi đó, một số trường đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép tự chủ trong việc sắp xếp ca học. Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du (TP HCM) cho biết, quy định "số lượng học trực tiếp không quá 50% tổng số học sinh" đang làm khó trường. Điều kiện cơ sở vật chất, phòng học và sân chơi mỗi nơi một khác nên tiêu chí áp dụng chung cho tất cả trường là không phù hợp.

"Thay vì quy định cứng con số trên, Sở nên cho các trường tự tính toán, bố trí lớp học sao cho đảm bảo giãn cách, an toàn theo bộ tiêu chí. Như trường tôi rất rộng, sĩ số thấp mà vẫn phải chia đôi ca thì lãng phí cơ sở vật chất, thời gian dạy học", thầy Phú nói.

> Sáng 4/1, gần 680.000 học sinh TP.HCM trở lại trường

> TP.HCM hướng dẫn dạy học trực tiếp với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

Theo VnExpress