Có một sự thật bất biến rằng chúng ta thường học được những kỹ năng thông qua các tác động của các nhân tố bên ngoài. Xem phim để phát triển kỹ năng đàm phán là một lựa chọn không tồi trong dịch Covid-19 này.
1. True Grit – Báo thù (2010)
True Grit là bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mỹ Charles Portis. Bộ phim được công chiếu năm 2010 và nhận được 10 đề cử Oscar tại thời điểm đó. Trong hành trình tìm lại công lý cho cái chết của người cha, cô gái nhỏ Mattie Ross 14 tuổi phải đối đầu với một thương gia giàu kinh nghiệm. Tại cuộc đàm phán, động thái đầu tiên của Mattie là chứng tỏ rõ cho ông ta rằng cô hiểu rõ thị trường và giá trị của những con ngựa mà cô muốn trao đổi. Cô hoàn toàn lật ngược tình thế trong tình huống tưởng chừng không cân sức. Việc làm này buộc thương nhân phải nghiêm túc trong quá trình thương lượng.
Trong các cuộc đàm phán, uy tín là đòn bẩy để bạn có những điều mình muốn. Không chỉ đơn giản là đòi hỏi vài thứ gì đó. Trước tiên, bạn phải thiết lập và xác định rõ ràng giá trị của mình. Trong phim điện ảnh True Grit (2010) (tựa tiếng Việt “Báo Thù”), chúng ta có thể thấy được câu chuyện của cô gái nhỏ Mattie Ross tự mình đối đầu với một thương gia giàu kinh nghiệm. Động thái đầu tiên của cô trong cuộc đàm phán chính là tỏ rõ cho ông ta rằng cô hiểu thị trường và giá trị của những con ngựa mà cô muốn trao đổi. Điều này buộc người thương nhân phải nghiêm túc trong quá trình thương lượng. Đừng bao giờ cho điểm thấp các nguy cơ rằng mình sẽ bị đánh giá không như tương xứng! Thiết lập giá trị bản thân càng sớm càng tốt để bắt đầu cuộc đàm phán của bạn theo cách mạnh mẽ nhất.
Tổng hợp 6 bộ phim giúp bạn phát triển kỹ năng đàm phán
2. The Negotiator – Người đàm phán
Trong bộ phim, Danny Roman là một nhà thương thuyết tài ba. Ông đã dùng lời lẽ để thuyết phục tội phạm, bảo vệ con tin mà không gây đổ máu. “Đừng bao giờ sử dụng “không”, “không thể” hay “sẽ không” khi giao tiếp” là điều mà Danny đã đề cập đến. Sử dụng các từ này sẽ gây cản trở khiến đôi bên chẳng đi đến đâu cả. Bài học rút ra: Nếu bạn không chấp nhận lời đề nghị của đối phương, đừng phủ nhận nó. Thay vào đó hãy đưa ra một đề nghị phản hồi khác hoặc lời đảm bảo sẽ cân nhắc nó. Hãy tránh tất cả từ ngữ cho thấy bạn không có lựa chọn nào, trừ phi bạn quyết định bước ra khỏi cuộc đàm phán.
Trong bộ phim The Negotiator (tựa tiếng Việt: “Người Đàm Phán”), Samuel L. Jackson đã dạy chúng ta rằng “Đừng bao giờ sử dụng "không", "không thể", hay "sẽ không" khi giao tiếp”. Đây là những từ gây cản trở và khiến cả hai bên chẳng đi đến đâu cả. Nếu bạn không muốn chấp nhận đề nghị đối phương đưa ra, hãy tiếp tục cuộc trò chuyện với một đề nghị phản hồi (counter offer) khác hoặc lời hứa rằng sẽ cân nhắc nó. Trừ khi bạn quyết định thực sự bước ra không tiếp tục nữa, bằng không hãy tránh tất cả những từ ngữ cho thấy bạn chẳng có bất kỳ lựa chọn nào.
3. Wall Street: Money Never Sleeps
Bộ phim có tựa tiếng Việt là Phố Wall: Ma lực đồng tiền. Cảnh đàm phán giữa Bretton James và Louis Zabel, chúng ta thấy sự xuất hiện của kỹ thuật Anchoring và Adjusting. Nghĩa là thiết lập một con số khởi điểm sau đó điều chỉnh trong suốt quá trình đàm phán. James đã thành công tiếp quản công ty Keller Zabel với giá chỉ bằng một phần nhỏ giá trị thật của nó. Vào những thời điểm then chốt, James quyết định để lại lời đề nghị và bỏ đi. Điều này khiến Louis Zabel phải xem xét lợi ích và tổn thất trong lời đề nghị. Lúc này cũng khiến cho Zabel không có đường lui và phả đứa ra quyết định.
Bí mật của những cuộc đàm phán chính là ở khả năng bạn có thể bỏ đi khi không hài lòng với kết quả. Cũng với phim Wall Street: Money Never Sleeps, vào những thời điểm then chốt trong các cuộc đàm phán giữa James và Zabel, James đã quyết định bỏ đi, để lại lời đề nghị trên bàn. Hành động này buộc Zabel phải nhanh chóng xem xét và so sánh giữa lợi ích và tổn thất trong đề nghị của James, rồi sau đó ra quyết định. Luôn cần có sự thoả hiệp trong mọi cuộc đàm phán, nhưng nếu bạn thực sự không hài lòng với đề nghị chính thức, hãy bỏ đi. Bạn sẽ nhận được một đề nghị tốt hơn, hoặc bạn sẽ có thể tiếp tục đi tìm cho mình cơ hội khác tốt hơn. Nếu nó đáng để bạn thương lượng, thì cũng đáng để bạn mạo hiểm. Đừng bao giờ nói không, nhưng phải biết nói câu từ chối đúng lúc.
4. Nightcrawler – Kẻ săn tin đen
Không chỉ Nightcrawler mà bất cứ bộ phim nào có phân cảnh đàm phán thành công cũng đều có sự xuất hiện của “chân lý tự tin”. Louis Bloom hết lần này đến lần khác thành công là nhờ đó. Như cách mà anh ta thương lượng để tăng giá những tin tức “giật gân” của mình.
Chúng ta có thể nhận ra “chân lý tự tin” hết lần này đến lần khác trong các bộ phim từ The Negotiator, Wall Street, The Wolf of Wall Street cho đến Lincoln, True Grit, Nightcrawler (tựa tiếng Việt: “Kẻ Săn Tin Đen”) hay bất cứ bộ phim nào khác có cảnh đàm phán thành công. Bất kể bạn đàm phán với ai hay về vấn đề gì, quan trọng nhất là bạn chắc chắn về bản thân cũng như những điều mình yêu cầu. Bạn có thể sẽ gặp phải vài trở ngại trong cuộc thương lượng, nên nếu không kiên định với lập trường, bạn có thể ra về trắng tay hoặc thất bại. Hãy nhớ rằng, bạn có thể làm hầu hết mọi thứ với sự tự tin.
5. A Hijacking – Hải tặc
Trong phim cuộc đàm phán giữa cán bộ cấp cao của một công ty Đan Mạch và cướp biến để giải cứu con tin phải mất đến 29 ngày mới thành công. Dù hai bên có thể sẽ muốn nhanh chóng xử lý sự việc nhưng họ đều hiểu rằng sẽ chẳng có lợi khi làm điều đó.
Trong phim A Hijacking (tựa tiếng Việt: “Hải Tặc”), phải mất đến 29 ngày cho việc theo dõi tình hình con tin và mang lại kết quả đàm phán thành công cuối cùng. Mặc dù một trong hai bên có thể muốn gấp rút xử lý sự việc, nhưng cả hai đều hiểu rằng sẽ không có lợi cho họ khi tự làm điều đó. Khi đàm phán cho những điều quan trọng ý nghĩa, đôi khi thúc đẩy tiến độ quá nhanh quá xa là đồng nghĩa với việc đẩy đổi phương ra khỏi cuộc đàm phán. Vì thế hãy chậm lại, tiến hành từng bước, và kiên nhẫn chờ đợi kết quả.
6. God Father - Bố già
Bất kể vấn đề bạn đang đàm phán là gì, người đối diện muốn nghe kết quả về những thứ dành cho họ. Như bài học từ bộ phim Godfather (tựa tiếng Việt “Bố Già”), đưa ra đề nghị mà đối phương không thể từ chối luôn là một chiến lược đáng giá. Đàm phán thành công nhất là vào cuộc trao đổi đôi bên đều ra về với cảm giác hài lòng vì đã đạt được điều gì đó. Điều này có nghĩa là bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo nên những sự thoả hiệp, và ý thức rõ ràng về cách thức giao tiếp mà mình đang sử dụng – có lúc cần trực tiếp, có khi là những yếu tố phi ngôn ngữ và đôi khi tác phong phải trở nên ngoại giao và lễ nghi hơn.
> Quản lý tài chính hiệu quả với công thức 50-30-20
> Phương pháp quản lý thời gian để không trễ deadline?
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp