Những chứng chỉ ngoại ngữ sẽ giúp bạn chứng minh khả năng ngoại ngữ của mình. Sau đây là những điều bạn cần biết về 6 chứng chỉ Tiếng Đức phổ biến.

Tổng hợp những điều bạn cần biết về 6 chứng chỉ Tiếng Đức - Ảnh 1

Bạn đã phân biệt được những chứng chỉ Tiếng Đức dưới đây chưa?

1. Chứng chỉ tiếng Đức DSH (Deutsche Sprachpüfung für den Hochschulzugang).

  • Là một loại chứng chỉ tiếng Đức do các trường đại học của Đức tự tổ chức và có giá trị cho tất cả các trường đại học của Đức
  • DSH có 3 cấp độ : DSH 1, DSH 2, DSH 3.
  • Nguyên tắc tính điểm của bài thi DSH đó là đánh giá bạn đạt được bao nhiều phần trăm trong thang 100% của bài. Và lưu ý rằng điểm số sẽ được tính bằng điểm thấp hơn giữa 2 phần nói và viết. Mức điểm cụ thể của các cấp độ bằng DSH như sau:

DSH 1: Bằng thấp nhất trong kỳ thi DSH, người thi cần đạt được ít nhất 57% trong mỗi phần thi nói và viết.

DSH 2: Người thi cần đạt được 67% trở lên trong bài thi. Cấp độ này thường được áp dụng với các bạn theo học ngành kinh tế hoặc ngành kỹ thuật.

DSH 3: Bằng cao nhất và là yêu cầu bắt buộc khi bạn học ngành liên quan đến ngôn ngữ. Người thi cần đạt được 82% trở lên.

  • Mỗi một trường đại học sẽ yêu cầu một cấp độ DSH khác nhau. Đa số các trường đại học và cao đẳng yêu cầu tối thiểu DSH 2. Ngành Y và ngôn ngữ học có thể là DSH 3.
  • Các chứng chỉ tương đương DSH 2 : TestDaF 4, DSD II, Feststellungsprüfung hoặc chứng chỉ C2 của viện Goethe.
  • DSH chỉ có thể thi tại các trường đại học tại Đức.

2. Chứng chỉ TestDaF ( Test Deutsch als Fremdsprache).

  • Tương tự như IELTS hay TOEIC, TestDaF là một bài thi tiếng Đức được tổ chức và thống nhất trên toàn cầu với mục đích theo học đại học hoặc cao học bằng tiếng Đức và có giá trị cho tất cả các trường đại học tại Đức.
  • TestDaF có 3 cấp độ : TestDaF 3, TestDaF 4 và TestDaF 5.
  • Giống với chứng chỉ DSH, mỗi trường đại học khác nhau sẽ yêu cầu cấp độ DSH khác nhau. Đa số các trường đại học và cao đẳng yêu cầu bằng TestDaF 4 là thấp nhất. Ngành Y và ngôn ngữ học có thể yêu cầu bằng TestDaF 5.
  • Các chứng chỉ có thể thay thế bằng TestDaF 4 : DSH 2, DSD II, Feststellungsprüfung hoặc chứng chỉ C2 của viện Goethe.
  • TestDaF các bạn có thể đăng ký thi tại Viện Goethe Hà Nội hoặc Viện Goethe TP. Hồ Chí Minh.
  • Bài thi bao gồm 4 kỹ năng cơ bản: nghe - nói - đọc - viết được chấm điểm và đưa vào khung điểm để  loại năng lực  người tham gia làm bài thi. Nội dung các câu hỏi trong bài thi liên quan đến các kiến thức học thuật ở trường đại học và các chủ đề khoa học.
  • Cụ thể các bài thi bao gồm:

Bài thi nghe hiểu: gồm 3 bài nghe hiểu và 30 câu hỏi trong 40 phút. Các bài nghe bao gồm: đoạn hội thoại hằng ngày trong trường, bài phỏng vấn radio với 3-4 người trong hội thoại và cuối cùng là bài thuyết trình hoặc bài phỏng vấn các chuyên gia. Các bài nghe có mức độ tăng dần từ dễ đến khó. 

Bài thi nói: gồm 7 bài nói trong 30 phút. Phần này bạn sẽ giao tiếp bằng tiếng Đức và giải quyết với các tình huống khác nhau trong trường đại học. Bạn sẽ nghe câu hỏi từ băng Cassette hoặc CD và phần thi của bạn sẽ được thu âm bằng băng hoặc đĩa CD. 

Bài thi đọc hiểu: gồm 3 bài nghe hiểu và 30 câu hỏi trong 60 phút. Các câu hỏi kiểm tra khả năng nắm bắt và phân tích thông tin. Các bài đọc hiểu có mức độ khó dễ khác nhau với các dạng bài khác nhau: văn bản ngắn đời sống hằng ngày, văn bản báo chí, tạp chí chuyên ngành,...

Bài thi viết: làm 1 bài viết trong 60 phút. Bạn phải viết một văn bản thống nhất và được trình bày rõ ràng. Đoạn một yêu cầu mô tả thông tin thống kê của một biểu đồ hoặc bảng biểu. Đoạn hai yêu cầu bạn nêu ý kiến về một vấn đề được đưa ra.

3. Các chứng chỉ tiếng Đức của viện Goethe ( Goethe-Institut).

Viện Goethe là tổ chức văn hóa của cộng hòa liên bang Đức hoạt động trên toàn thế giới.

Viện Goethe tổ chức các kỳ thi tiếng Đức tương ứng với các trình độ theo chuẩn chung Châu Âu về ngôn ngữ : Từ trình độ A1 cho đến trình độ C2.

3.1 Chứng chỉ tiếng Đức A1.

Đây là chứng chỉ tiếng Đức dành cho người mới bắt đầu. Để có thể lấy được chứng chỉ tiếng Đức A1 bạn cần chứng tỏ được khả năng hiểu và sử dụng những giao tiếp thông dụng hằng ngày và các câu đơn giản để đáp ứng những nhu cầu cụ thể như : giới thiệu bản thân về tên tuổi, nghề nghiệp , nơi ở.

Nếu bạn muốn đi Đức đoàn tụ với gia đình thì chứng chỉ tiếng Đức A1 là chứng chỉ tối thiểu và bắt buộc phải có.

3.2 Chứng chỉ tiếng Đức A2.

Để lấy chứng chỉ tiếng Đức A2 bạn cần chứng tỏ khả năng hiểu và sử dụng những câu nói thông dụng, liên quan đến cá nhân như gia đình, bản thân, mua bán, môi trường. Ngoài ra cần hiểu được các ngữ cảnh giao tiếp cơ bản, trao đổi được các vấn đề quen thuộc trong cuộc sống.

3.3 Chứng chỉ tiếng Đức B1.

Chứng chỉ tiếng Đức B1 là chứng chỉ cần có nếu bạn có ý định đi du học Đức. Để lấy được chứng chỉ tiếng Đức này bạn cần có khả năng hiểu được những ý chính của người đối thoại với bạn. Có thể tự xử lý phần lớn những tình huống giao tiếp hằng ngày. Có thể diễn đạt một cách đơn giản và logic về một chủ đề nào đó hoặc mối quan tâm của bản thân. Ở trình độ này bạn cũng cần có khả năng tường thuật về kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ, mục đích và kế hoạch của bạn.

3.4 Chứng chỉ tiếng Đức B2.

Đạt được trình độ này, bạn có thể hiểu được nội dung chính những văn bản tổng hợp và các chủ đề cụ thể, có thể hiểu những trao đổi chuyên môn trong lĩnh vực của mình. Có thể giao tiếp trôi chảy, không gặp khó khăn khi trò chuyện với người bản ngữ. Có thể diễn đạt một cách cụ thể và rõ ràng những suy nghĩ của mình.

3.5 Chứng chỉ tiếng Đức C1.

Người muốn có chứng chỉ tiếng Đức C1 phải hiểu được nhiều dạng văn bản với nội dung khác nhau, các văn bản dài và phức tạp. Có thể ứng biến nhanh chóng, không vấp hay lúng túng khi giao tiếp với người bản ngữ. Sử dụng linh hoạt ngôn ngữ trong cuộc sống, công việc và học tập. Có thể viết luận về những chủ đề nhất định, sử dụng linh hoạt các kỹ năng trích dẫn.

3.6 Chứng chỉ tiếng Đức C2.

Đây là chứng chỉ tiếng Đức cao nhất. Nếu bạn có thể lấy chứng chỉ tiếng Đức này đồng nghĩa với việc hiểu biết tiếng Đức của bạn tương đương với một người Đức bản ngữ.

4. Chứng chỉ tiếng Đức DSD (Deutsches Sprachdiplom der Kultusministerkonferenz).

  • Đây là chứng chỉ tiếng Đức dành cho học sinh phổ thông đã học tiếng Đức do giáo viên tiếng Đức đã được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn về chương trình DSD giảng dạy.
  • DSD có 2 cấp độ : DSD I và DSD II.
  • Để có thể du học Đức, bạn cần chứng chỉ tiếng Đức DSD II.
  • Để lấy được chứng chỉ tiếng Đức DSD, tại Việt Nam các bạn có thể đăng ký thi tại trường THPT chuyên ngoại ngữ hoặc trường THPT Việt-Đức.

5. Chứng chỉ tiếng Đức ÖSD (Österreichisches Sprachdiplom Deutsch).

  • Đây là chứng chỉ tiếng Đức của nước Áo tương tự như của viện Goethe. Bao gồm trình độ A1 cho người mới bắt đầu và trình độ C2 là trình độ cao nhất theo chuẩn chung Châu Âu.
  • Bạn có thể thi chứng chỉ này tại trường Đại học Hà Nội.

6. Chứng chỉ TELC ( The European Language Certificates).

  • Là một công ty của Đức kiểm tra trình độ ngoại ngữ theo khung tham chiếu của Châu Âu.
  • Được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn chung Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR).
  • Các chứng chỉ tiếng Đức TELC bạn có thể thi tại FUU Sachen Việt Nam.
  • Bài thi TELC gồm 4 phần

+ Đọc hiểu và thành phần ngôn ngữ: 90 phút.

+ Viết: 30 phút.

+ Nghe: 25 - 30 phút.

+ Nói: 15 - 20 phút.

Học tiếng Đức cực dễ với 5 phần mềm cực ‘xịn’

Tất tần tật những điều bạn cần biết khi tự học tiếng Đức tại nhà

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp